SƯỚNG VÀ KHỔ
Trong bài ''Nhạc Dương lâu ký'' của nhà thơ cổ điển nổi tiếng Trung Quốc Phạm Trọng Yêm có câu dành ngôn “Tiên thiên hạ chí ưu nhi ưu”, Hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc'' (lo trước cái lo của thiên hạ. Vui sau cái vui của thiên hạ). Mới hay, các bậc chí sĩ xưa nay, rất nhiều người đã nêu được những ý tưởng rất cao thượng về sướng và khổ. Họ lo lắng trước tiền đồ của đất nước, vận mệnh của nhân dân và chỉ khi Tổ quốc được thịnh vượng phát đạt, nhân dân được an cư lạc nghiệp, họ mới cảm thấy sung sướng.
Một quan niệm đúng về sướng và khổ là một mặt quan trọng của nhân sinh quan, vì không phải ai cũng có nhận thức thống nhất trên vấn đề này. Sự khác nhau đó là do sự khác biệt về địa vị giai cấp, hoàn cảnh sống, trình độ hiểu biết, sự tu dưỡng đạo đức. Có người coi sự hưởng thụ là khoái lạc duy nhất và mê mải đi tìm kiếm nó, vì dưới con mắt họ, ngoài cái đó ra chỉ toàn là đau khổ. Đó là một quan niệm tầm thường về sướng và khổ. Có những kẻ hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi, vơ vét của cải, xây dựng khoái lạc của mình trên đau khổ của người khác, đó là một quan niệm tồi tệ, thấp hèn về sướng và khổ. Lại có người gắn niềm vui, nỗi lo toan, sự đau khổ của bản thân với tiền đồ của Tổ quốc, lợi ích của nhân dân. Đó là một quan niệm cao thượng về sướng và khổ. Quan điểm của chúng ta về sướng và khổ xuất phát từ nguyên tắc tập thể, kế thừa truyền thống đạo đức tốt đẹp của cha ông, gắn sướng và khổ của cá nhân với sự nghiệp xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Quan điểm đó cho rằng, sự sung sướng không tách rời với lao động sáng tạo, nó không chỉ là hưởng thụ những thành quả lao động sáng tạo ra, mà bản thân lao động sáng tạo đã là một niềm vui, một thứ khoái lạc. Niềm vui của cá nhân không tách niềm vui của tập thể, trong niềm vui của tập thể có niềm vui của cá nhân. Giả dụ giữa chúng nảy sinh mâu thuẫn, phải biết đặt niềm vui của tập thể lên trên. Để đem niềm vui, xoá nỗi đau khổ cho tập thể, khi cần thiết có thể hy sinh niềm vui của cá nhân mình. Đó là một quan niệm cao thượng về sướng và khổ.