Chúng ta có như nhau trước bệnh sốt rét không?
Không. Ví dụ, một người đến châu Phi lần đầu tiên bị muỗi nhiễm ký sinh trùng đốt rất dễ bị sốt rét. Nhưng điều đó lại khác đối với ai sinh ra ở một nước châu Âu. Khi sinh ra người đó đã được kháng thể truyền từ mẹ bảo vệ. Nhưng càng lớn lên thì sự bảo vệ từ người mẹ càng giảm. Nhiều lần bị nhiễm ký sinh trùng, bản thân đứa trẻ cũng phát triển một tính miễn dịch nào đó chống lại trùng sốt rét. Trạng thái ''miễn dịch bội nhiễm'' này có dần dần, trong 7-8 năm. Rõ ràng là ký sinh trùng có trong máu, nhưng trẻ em không có triệu chứng nghiêm trọng nào. Ký sinh trùng có vai trò tăng cường phản ứng miễn dịch. Tiếc rằng, tính miễn dịch bội nhiễm này thường biến mất sau khi ở vài tháng trong một nước không có dịch.
Khả năng phát triển bệnh cũng có thể phụ thuộc vào các nhân tố di truyền. Chằng hạn, các nhà khoa học nghi ngờ một số vùng có hệ gen liên quan với kiểm soát sự bài tiết xytokin[1] để hạn chê ký sinh trùng sinh sản hoặc, ngược lại, can thiệp vào sự khởi phát các dạng ở não. Trái lại, phụ nữ mang thai đặc biệt bị phơi nhiễm vì phản ứng miễn dịch của họ làm thay đổi các mặt của xytokin đến mức họ thường bị sốt rét nặng hơn.