Chế tạo một cây đàn vi-ô-lông như thế nào?
Bốn dây ruột cừu được căng trên một cái hộp cộng hưởng bằng gỗ và nó rung lên bởi sự cọ sát vào lông ngựa cứng (dây cước) của cái vĩ. Đó chính là cây đàn vi-ô-lông.
Để tàm một cây đàn vi-ô-lông người thợ làm đàn phải lắp ghép hơn 70 bộ phận khác nhau. Mỗi bên sườn của hộp cộng hưởng mang một lỗ khoét hình chữ “C”, nơi cái vĩ được kéo qua. Mặt trên của đàn, bảng hòa âm, được cắt gọt từ gỗ thông tạo thành một đường cuốn dày hơn ở chính giữa, hai bên có hai lỗ trổ hình chữ “S”. Đáy đàn (mặt dưới của đàn) là một tẩm ván nhỏ bằng gỗ cây thích. Gỗ làm cạnh đàn cũng là những mảnh của cây thích. Một hình trụ nhỏ bằng gỗ thông được đặt thẳng dưới chân giá đỡ chứ không dán để ghi khoảng cách và chịu sức ép của dây đàn. Đó là “cốt đàn vi-ô-lông”. Toàn bộ nghệ thuật làm đàn tập trung ở cách chế tạo lỗ cộng hưởng và “cột đàn”, nhưng cũng còn phải biết đánh bóng đàn bằng vécni nữa. Cần đàn được lắp và đóng vào hộp đàn, mang 4 chốt đàn bằng gỗ mun giúp cho việc căng dây và kết thúc bằng một vật hình cuộn được chạm khắc. Những dây căng dựa vào giá đỡ (ngựa đàn) bằng gỗ thích đặt giữa bảng. Những đây này đưa ra âm thanh từ cao đến trầm: mi, la (theo thang âm) rê, sol. Ngón tay của người nghệ sĩ trong khi bấm vào dây trên phím sẽ có âm thanh ngày càng cao và lướt nhẹ sẽ tạo ra âm bội của những nốt cơ bản.