Tài liệu: Chuông điện và điện tử

Tài liệu
Chuông điện và điện tử

Nội dung

CHUÔNG ĐIỆN VÀ ĐIỆN TỪ  

Chuông điện kêu là do tác dụng của điện từ. Mọi người đều biết, nam châm có từ tính, có thể hút sắt, coban…Nếu đem dây dẫn điện quấn vào lõi sắt hình móng ngựa, khi có dòng điện chạy qua dây dẫn, hai đầu cực lõi sắt sẽ hút rất mạnh kim, đinh sắt nhỏ, sắt vụn, . . . Điều đó chứng tỏ loic sắt có từ tính. Khi không có dòng điện chạy qua dây dẫn, các vật vừa bị hút sẽ đi xuống. Như vậy khi có dòng điện chạy qua dây dẫn, lõi sắt có tính chất giống với nam châm, hiện tượng này được gọi là hiệu ứng từ của dòng điện

Người ta gọi lõi sắt có quấn dây dẫn gọi là từ điện. Lõi sắt hình chữ U (thường gọi là hình móng ngựa), mục đích để hai đầu cực từ đồng thời hút các vật có từ tính, nên lực hút sẽ càng lớn.

Chuông điện làm việc dựa trên nguyên tắc của từ điện. Trên hình vẽ 1 là từ điện, 2 là lò xo đàn hồi, 3 đinh ốc, 4 con chạy, con chạy và đầu nhọn đinh sắt gắn chặt vào nhau. Khi ấn nút bấm để đóng mạch điện thì nam châm điện sẽ có từ tính, sẽ hút lá lò xo đàn hồi, trên lá lò xo có gắn một chùy nhỏ sẽ đập vào chuông, bấy giờ đầu nhọn của đinh ốc và lá lò xo sẽ tách ra, dòng điện bị ngắt, cực của điện từ sẽ mất từ tính sẽ nhả lá lò xo từ tính. Bấy giờ lá lò xo lại tiếp xúc với mũi nhọn của đinh ốc, mạch điện lại thông, bấy giờ lá lò xo lại bị hút, chùy nhỏ lại đánh chuông. Vì thế nếu ta liên tục bấm nút dòng điện ngắt rồi lại thông, tiếng chuông vang lên không ngừng.

Từ tính của nam châm điện mạnh hay yếu phụ thuộc dòng điện chạy trong mạch mạnh hay yếu, nên việc sử dụng sẽ rất tiện lợi. Nếu có một cần trục điện từ có khối nam châm điện lớn, thì khi cho dòng điện lớn chạy qua từ điện, có thể hút được những khối thép nặng hoàng, tấn để chuyển đến nơi định trước.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/546-02-633341003096835000/Dien-va-tu/Chuong-dien-va-dien-tu.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận