ĐIỆN ÁP AN TOÀN
Khi dòng điện chạy qua cơ thể người lớn đến mức độ nào đó sẽ gây sự cố điện giật. Thế nhưng cường độ dòng điện lớn, nhỏ, do đâu quyết định?
Nếu dùng một cái pin khô, đấu vào hai cực của bóng đèn pin, bóng đèn sẽ không sáng, nhưng đấu nối tiếp hai viên pin với nhau rồi đấu vào lai cực của bóng đèn pin, bóng đèn sẽ sáng lên. Điều đó chứng tỏ điện áp đặt vào càng lớn, cường độ dòng điện chạy qua mạch càng lớn.
Điện trở của dây dẫn cũng có ảnh hưởng quyết định đến cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn; điện trở càng lớn dòng điện chạy qua dây dẫn càng bé.
Vào đầu thế kỷ XIX nhà vật lý học người Đức là Ohm bắt đầu nghiên cứu mối quan hệ định lượng giữa cường độ dòng điện, điện áp và điện trở. Ông đã bỏ ra thời gian 10 năm, tiến hành một số lớn thí nghiệm và đi đến kết luận: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với điện áp đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở dây dẫn. Trong vật lý học, người ta gọi định luật này là định luật Ohm.
Căn cứ vào định luật Ohm, cường độ dòng điện chạy qua người được quyết định do điện áp và điện trở của cơ thể người. Kinh nghiệm chứng tỏ bằng, đối với cơ thể người với điện áp nhỏ hơn 36V mới an toàn cho người. Điện áp ở trong phạm vi này được gọi là điện áp an toàn.
Trong sản xuất và sinh hoạt người ta vẫn hay dùng điện áp của mạng điện lớn hơn điện áp an toàn nhiều lần. Ví dụ điện áp thắp sáng thường là 220V, còn điện áp động lực để chạy các máy công tác là 380V. Dù rằng trong hoạt động sản xuất người ta vẫn gọi các điện áp trên là điện áp lưới điện hạ thế, tuy nhiên đối với người đó là điện áp không an toàn. Điện áp của các đường dây không cao áp ở ngoài trời còn vượt xa điện áp an toàn có thể đến vài vạn vôn. Để cảnh báo, trước tiên cột điện cao áp thường có dòng cảnh báo “điện cao thế, nguy hiểm không đến gần”.
Các dụng cụ gia đình nhe đèn điện, quạt điện, máy giặt, máy thu hình, tủ lạnh, bàn là đều là máy dùng điện áp 220V. Vì vậy đối với các loại dụng cụ điện này cần phải thao tác chính xác và không nên chạm vào các bộ phận có điện của máy.