SAO NHẤP NHÁY VÀ HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ
Cũng giống như Mặt trời, trên bầu trời có vô số vì sao là những tiên thể phát ra ánh sáng. Những đêm trời trong, nếu nhìn lên bầu trời sao ta sẽ thấy các vì sao luôn nhấp nháy. Vì sao vậy? Đó là do hiện tượng khúc xạ gây nên.
Ta đã biết, ánh sáng truyền trong môi trường theo đường thẳng. Khi ánh sáng truyền từ môi trường này sang môi trường khác - như từ môi trường nước chuyển sang môi trường không khí hoặc ngược lại từ không khí chuyển vào nước. Khi truyền đến mặt ranh giới thì ánh sáng sẽ ngoặt theo đường gãy. Trong quá trình lan truyền tia sáng bị bẻ gãy, ta gọi là hiện tượng khúc xạ. Sở dĩ ta nhận rõ được đường viền của mọi vật là do hiện tượng khúc xạ, nhờ có khúc xạ trên võng mạc mắt sẽ hình thành rõ hình ảnh của mọi vật.
Do ảnh hưởng của trọng lực, mật độ của bầu khí quyển quanh Trái Đất thay đổi theo độ cao. Ngoài ra do khí hậu thay đổi, nên bầu khí quyển cũng thay đổi theo từng địa phương, không khí đặc thì mật độ lớn, khi không khí loãng thì mật độ bé. Sự biến đổi vật lý này của không khí được gọi là khí quyển bị rung. Do sự rung của không khí mà chiết suất của không khí luôn thay đổi. Khi ta nhìn lên một ngôi sao nào đó, ánh sáng từ ngôi sao xuyên qua khí quyển đi vào mắt ta. Do sự rung động của không khí làm chiết suất của không khí thay đổi, làm thay đổi đường truyền của ánh sáng, làm ánh sáng dịch chuyển sang điểm khác. Chúng ta đứng nguyên một chỗ nên có lúc ánh sáng không truyền được đến mắt gây nên nhấp nháy. Không khí luôn rung động do chiết suất luôn thay đổi. Mỗi lần không khí rung động chứng tỏ có một lần có sự thay đổi chiết suất, cứ trong khoang thời gian từ 1- 4 giây lại có một lần nhấp nháy, nên khi nhìn một ngôi sao chúng ta sẽ thấy ngôi sao nhấp nháy.