TIẾNG SÉT MÙA XUÂN TRONG LỊCH SỬ KHOA HỌC.
SỰ PHÁT MINH TIA X
Vào năm1895, nhà bác học người Đức là Rontgen đã phát minh ra tia X, đó là tiếng sét mùa xuân làm rung chuyển toàn thế giới; đưa đến một loạt các phát minh quan trọng như các phát minh về tính phản xạ, về sự phát minh ra tia điện tử, từ dó mở ra con đường cho người ta tiến vào bầu trời khoa học rộng lớn.
Khi Rontgen nghiên cứu hiện tượng phóng điện trong chân không (năm 1895) đã vô tình phát hiện một tấm bari amoni phatinic đặt cách ống phóng điện chân không 2m đã phát sáng.
Ông dịch chuyển tấm phát quang ra xa ống phóng điện chân không, rồi lấy giấy đen bọc kín ống phóng điện chân không, tấm phát quang vẫn phát sáng. Sau may tuần nghiên cứu quên ăn, quên ngủ ông đã xác định từ ống phóng điện chân không đã phát ra một loại tia sáng mắt người không nhìn thấy, đã chiếu lên tấm bari amoni platinic (Ba(NH4)2PtCl6) và gây nên hiện tượng phát quang. Loại tia sáng đặc biệt này đã xuyên qua lớp giấy đen bọc phim ảnh và lam cho phim bị lộ sáng. Loại tia này còn có thể xuyên qua các lá mỏng kim loại, nó có thể làm hiện lên hình ảnh của đồng tiền trong túi, hiện rõ hình xương bàn tay. Do lúc bấy giờ người ta còn chưa biết tính chất của;loại tia này nên người ta đặt tên cho nó là tia “X”. Rontgen đã dùng tia X vừa mới ra đời đó ghi được bức ảnh đầu tiên về xương bàn tay người.
Về sau, các nhà khoa học đã ứng dụng vào y học, để nghiên cứu tinh chất của vật chất như chuẩn đoán Xquang, trị liệu bằng X quang, phân tích X quang, tìm hiểu vết thương bằng X quang… Việc phát minh ra X quang đã mở ra một cuộc cách mạng trong thế kỷ XX về vật lý học, mở đầu một thời kỳ mới trong lịch sử khoa học. Do kết quả phát minh này mà năm 1901 Rontgen đã nhận được giải thưởng nobel đầu tiên về vật lý học.