Tài liệu: Hai đám mây đen trên bầu trời vật lý

Tài liệu
Hai đám mây đen trên bầu trời vật lý

Nội dung

HAI ĐÁM MÂY ĐEN TRÊN BẦU TRỜI VẬT LÝ  

Mọi người đều biết, khi tăng dần nhiệt độ thì các vật bắt đầu có mảu đỏ, tuỳ theo mức độ tăng nhiệt độ mà ánh sáng của vật thể phát ra sẽ thay đổi dần từ đỏ sang vàng đến màu trắng. Loại hiên tượng phát ra bức xạ điện từ theo kiểu này người ta gọi là hiện tượng bức xạ nhiệt. Sự thay đổi màu sắc của ánh sáng theo nhiệt độ là sự thay đổi có quy luật. Vì lý do đó mà những công nhân luyện kim cồ kinh nghiệm có thể nhìn màu sắc nước gang chảy mà phán đoán nhiệt độ. Với bất kỳ vật nào, không kể nhiệt Độ của vật cao hay thấp, chúng đều có thể phát ra năng lượng dưới dạng sóng điện từ. Để từ lý luận tổng kết qui luật bức xạ nhiệt, các nhà vật lý thế kỷ XIX đã đưa ra hai công thức: Công thức Viên và  công thức Rayleigh Kings mô tả sự phân bố năng lượng bức xạ theo bước sóng. Tuy nhiên các kết quả tính theo hai công thức không phù hợp với thực nghiệm nếu không ở miền bước sóng ngắn thì lại ở miền bước sóng dài. Điều đó đã làm các nhà khoa học tốn không ít tâm lực.

Vật lý học cổ điển vấp phải một khó khăn, làm thế nào để giải thích kết quả thí nghiệm Michelsson-Moley. Theo quan điểm vật lý cổ điển. Bất kỳ một loại chuyển Động sóng nào cũng phải lan truyền nhờ môi trường nào đó làm trung gian. Ví dụ âm thanh lan truyền chủ yếu nhờ môi trường không khí, vì vậy ở  trên Mặt trăng là nơi không có không khí nên người ta không thể nghe được tiếng nói của nhau. Vì vậy để giải thích sự lan truyền ánh sáng trong không gian vũ trụ, các nhà vật lý không thể không đưa ra giả thiết là mọi nơi, mọi chốn trong vũ trụ có tồn tại môi trường trung gian là ete. Vì Trái Đất tồn tại trong “đại dương” ete. Khi chuyển động trên quĩ đạo nên trên bề mặt Trái Đất luôn tồn tại một dòng ete chuyển động với vận tốc 30km/giây. Thí nghiệm Michelson- Moley có mục đích chứng minh sự tồn tại của ete, nhưng kết quả thực nghiệm đã làm cho người ta thất vọng. Điều đó làm cho người ta gặp phải tình trạng tiến thoái lưỡng nan: hoặc vứt bỏ ''học thuyết về ete'' hoặc bác bố học thuyết Copecnic về ''sự chuyển động của Trái đất''.

Hai vấn đề nan giải vừa trình bày là hai đám mây đen làm u ám bầu trời vật lý ở đầu thế kỷ này. Nhưng cũng không ai nghĩ rằng chính hai đám mây đen này đã mang lại cho vật lý một cuộc bão  táp cách mạng làm cho vật lý tìm thấy “một miền đất mới”; đó là các học “thuyết lượng tử” và “thuyết tương đối” làm cho nhận thức của hai loài người về vật lý học tiến một bước lớn.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/548-02-633341014124491250/Vat-ly----Mien-dat-moi/Hai-dam-may-den-tre...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận