Tài liệu: Con đường The Giant’s Cause Way

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Finn Mac Cool, người khổng lồ của Ireland có lần đã nhận lời thách thức một cuộc đọ sức với một đối thủ khổng lồ của Scotland:
Con đường The Giant’s Cause Way

Nội dung

Con đường The Giant’s Cause Way

Finn Mac Cool, người khổng lồ của Ireland có lần đã nhận lời thách thức một cuộc đọ sức với một đối thủ khổng lồ của Scotland: “Làm thế nào để đến được nơi địch thủ của mình qua eo biển Bắc?” Finn Mac Cool nói: “Ồ! Tôi sẽ xây dựng một con đường qua vùng đất thấp này”. Và ông đã làm như vậy, đẽo những hòn đá lớn và chuyển chúng ra biển để tự mình xây một chiếc cầu.

Câu chuyện huyền thoại về con đường xuyên qua vùng đất trũng của chàng khổng lồ người Ireland bắt đầu như vậy từ một điểm nhô ra mép nước với những khối đá xếp cạnh nhau tạo thành vách đá dài 3 dặm rưỡi chạy dọc bờ biển Bắc của Bắc Ireland với những khối đá hình trụ thật hoàn hảo đều đặn được xếp với nhau một cách chính xác như những viên gạch xây. Chính vì thế, trong nhiều thế kỷ, người Ireland tin rằng đó là tác phẩm của một thợ đá khổng lồ bậc thầy. Thực ra những cột đá hình trụ đó đã hình thành do đá nóng chảy phụt lên từ sâu trong lòng đất.

Khoảng 60 triệu năm trước đây, hoạt động của núi lửa cao độ đã biến vùng Đại Tây Dương thành đá. Tại nhiều nơi trong quá trình xảy ra những vụ nổ lớn, dung nham phun ra từ những vết nứt của Trái Đất nhiều dặm đá bazan nóng chảy trào lên qua những vết rạn nứt và tràn vào các vùng đất nhấp nhô rồi đông cứng lại thành đá. Sau hết đợt này đến đợt khác, hiện tượng phun trào nham thạch ngừng lại trong một thời gian dài, có lẽ khoảng 1 triệu năm. Rồi một đợt khác bất thình lình nổ ra với lượng nham thạch phủ dày hàng trăm feet (1 feet = 0.3048m).

Tại một vùng lõm, có lẽ là một thung lũng, dung nham tụ vào đó một cách chậm rãi, cận bằng và cái hồ dung nham đó lạnh dần và đông cứng lại. Khi bazan ở đáy nguội dần và đông cứng chúng tại nên những cột đá hình khối rất hoàn hảo như có bàn tay con người gọt dũa vậy. Sự xói mòn dần dần lấy đi lớp đất đá trên cùng để lộ ra các cột đá hình trụ có các bề mặt phẳng phiu.

Tại đây có khoảng 40.000 cột như vậy cao đến 50 feet, với các cỡ từ 15 đến 20 inch. Bất chấp gió tuyết, nắng mưa và sóng biển dữ dội, mọi chiếc cột đá đó vẫn giữ nguyên dáng vẻ ban đầu của chúng và con đường xuyên vùng đất thấp của người khổng lồ mang đáng dấp con đường của những lá cờ bằng đá. Như nhà thơ Ireland W.H.Drummond đã viết: “Không có lý lẽ mà chỉ có sự nghi ngờ, phải chăng nó được xây dựng lên bởi bàn tay của kẻ đã chết hoặc người bất tử”.

Thắng cảnh “con đường của người khổng lồ” được UNESCO ghi vào danh sách Di sản tự nhiên của thế giới năm 1986.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4050-02-633703693481631250/Anh/Con-duong-The-Giants-Cause-Way.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận