Di tích Maritime Greewich
Cách đây ba thế kỷ, đúng vào năm 1675, Hoàng đế Charles II cho xây dựng Đài thiên văn Hoàng gia tại Greenwich để việc đi lại trên biển được thuận lợi và an toàn. Vì thời đó chưa tìm ra phương pháp đo kinh độ trên biển và ngành hàng hải phải dùng phương pháp đo vĩ độ nên không chính xác lắm. Vấn đề này đã được các nhà thiên văn tại Đài thiên văn Greenwich giải quyết.
Đài thiên văn này được xây dựng theo bản thiết kế của Christopher Wren. Đài này trước thuộc thành phố Greenwich, nay nhập vào vùng đô thị London. Năm 1948, đài này được chuyển đến Herstmonceuse (Thụy Sĩ) quê hương của Elizabeth I, Henry VIII.
Năm 1884, đại biểu 24 nước đã nhóm họp tại Washington, Hoa Kỳ và thông qua nghị quyết lấy đường kinh tuyến đi qua trung tâm Đài thiên văn Greenwich (Anh quốc) làm kinh tuyến gốc. Thời gian quả đất quay một vòng xung quanh mình nó được chia thành 24 múi giờ và giờ quốc tế được tính theo điểm gốc của đường kinh tuyến gốc này, tiếng Anh gọi là Greenwich Mean Time, viết tắt là GMT. Mặc dầu chữ viết tắt GMT được mọi người nói đến nhiều nhất hơn 100 năm nay nhưng thực ra lịch sử của GMT đã có cách đây 3 thế kỷ, kể từ ngày vua Charles III cho xây dựng tòa lâu đài thiên văn Greenwich.
Việc lây kinh tuyến Greenwich làm kinh tuyến gốc có nhiều nguyên nhân: Đài thiên văn Greenwich rất quan trọng đến thời gian, ưu thế của hạm đội nước Anh tiêu biểu 65% tàu bè thế giới lập bản đồ đi biển trên cơ sở kinh độ 0. Tại Đài thiên văn Greenwich có một đường băng bằng đồng thiếc chạy qua sân để làm đường kinh tuyến.
Ngoài đài thiên văn, cùng với công viên được xây dựng với một nỗ lực lớn về nghệ thuật, khoa học làm vườn của Anh quốc trong các thế kỷ XVII và XVIII, Greenwich còn có ngôi nhà Nữ hoàng Inigo Jones là công trình kiến trúc thần hộ mệnh đầu tiên được xây dựng trên một hòn đảo nhỏ của nước Anh. Sau này được kiến trúc sư Christopher Wren thiết kế lại thành trường đại học hàng hải Hoàng gia Anh.
Di tích Greenwich được UNESCO ghi vào danh sách Di sản thế giới năm 1997.