Tài liệu: Con người đã thuần hóa lúa từ khi nào?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Tại châu Á, người ta đã tìm thấy vết tích trồng lúa, hạt thóc kết hợp với các công cụ, đồ gốm trang trí, v.v...
Con người đã thuần hóa lúa từ khi nào?

Nội dung

Con người đã thuần hóa lúa từ khi nào?

Tại châu Á, người ta đã tìm thấy vết tích trồng lúa, hạt thóc kết hợp với các công cụ, đồ gốm trang trí, v.v... có cách đây 8.000  năm ở Bắc Ấn, 5.500 năm ở Việt Nam và 5.000 năm ở Thái Lan. Các di tích ở thung lũng Huai, sông Xanh ở Trung Quốc, có tuổi 9.000 năm. Những nước sản xuất lúa, đặc biệt là Ấn Độ và Trung Quốc, tranh nhau về quyền tác giả của việc thuần hóa lúa và cuộc cạnh tranh này là lý do của những phát hiện khảo cổ ''quyết định'' không ngừng được kế tiếp. Trên thực tế, sự thuần hóa này có thể đã có cách đây khoảng 10.000 năm, ít nhiều đồng thời ở đồng bằng sông Gange, dưới chân núi Himalaya, trong rừng núi ở Đông Nam Á và ở các thung lũng của các con sông lớn phía bắc Himalaya. Ở châu Phi, nghề trồng lúa có thể đã bắt đầu cách đây 3.500 năm ở hai trung tâm, châu thổ sông Niger và lên nam của Sénégal sau này, trước khi mở rộng trên lục địa.

Các huyền thoại sáng lập lại kể một câu chuyện hoàn toàn khác. Ở nhiều nước châu Á, trong đó có Thái Lan, gạo là đồ cúng một nữ thần xưa kia đã hy sinh, biến thân mình thành cây lúa. Ơ Trung Quốc, sau khi lũ lụt đã tàn phá mọi cây cối, thì một con chó lang thang đã mang đến cho người những hạt thóc đầu tiên bám vào đuôi nó. Sự tích bánh dày và bánh chưng làm từ gạo thời vua Hùng, tương trưng cho trời và đất, cũng chứng tỏ nghề trồng lúa ở Việt Nam đã có từ nhiều nghìn năm nay.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1894-02-633463685003906250/Lua-gao/Con-nguoi-da-thuan-hoa-lua-tu-khi...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận