GALILEI - NGƯỜI CHA CỦA KHOA HỌC CẬN ĐẠI
Nhà khoa học Italia Galilei (1564 - l642) sinh sống ở gần tháp Piza nổi tiếng thế giới. Chính tại tháp nghiêng Piza này ông đã phát hiện một sự kiện quan trọng, nên sau này, khi nói đến tháp nghiêng Piza người ta lại nghĩ đến Gali1ei.
Nhà học giả Hi Lạp cổ đại Aristote cho rằng vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ. Các học giả trên thế giới hết đời này sang đời khác đều chấp nhận luận đoán này và không hề nghi ngờ. Nhưng chàng thanh niên Galilei qua nhiều thực nghiệm được tiến hành đã cho kết luận của Aristote là sai lầm, hoang đường. Nếu không có sức cản của không khí thì vật nặng, vật nhẹ sẽ rơi với tốc độ như nhau. Chính tại tháp nghiêng Pisa, Galilei đã tiến hành các thí nghiệm chứng minh lí luận của ông. Ông đứng lên tháp nghiêng và ném đồng thời hai quả cầu nhỏ giống nhau, một bằng gỗ, một bằng sắt. Hàng nghìn người đứng quanh tháp nghiêng quan sát và vô cùng kinh ngạc khi thấy hai quả cầu đồng thời chạm đất.
Ngay từ thuở còn nhỏ, Galilei đã rất giỏi quan sát, suy nghĩ và tiến hành các thực nghiệm. Có một buổi tối ông đứng quan sát ngọn đèn trong nhà thờ bị gió thổi đu đưa, lúc ấy ông chú ý và phát hiện quy luật dao động của ngọn đèn. Ông dựa vào mạch đập trái tim của mình và phát hiện thấy khoảng thời gian đu đưa của ngọn đèn từ bên này sang bên kia là như nhau. Ngọn đèn ở giáo đường đã đu đưa từ đời này sang đời khác kể không biết đã bao nhiêu năm thế mà phải chờ đến đôi mắt tinh tường của Galilei mới phát hiện được bí mật đó. Ông về nhà lặp lại thí nghiệm đó nhiều lần và phát hiện quy luật của các con lắc đẳng thời (con lắc dao động với chu kỳ bằng nhau), và cũng chính dựa vào đó mà đã sáng chế ra đồng hồ quả lắc.
Vào năm 1608, Galilei nghe tin có một người Hà Lan đã chế tạo được một dụng cụ quang học kì diệu, có thể nhìn rõ vật ở khá xa. Nhờ gợi ý đó đến năm 1609 ông đã chế tạo được một kính viễn vọng có độ phóng đại 32 lần. Chính nhờ kính viễn vọng này mà ông đã phát hiện được nhiều điều trong thiên văn học, đưa hệ Nhật tâm của Copernic tiến thêm bước mới, gây chấn động lớn trong toàn châu Âu, gây cho giáo hội nhiều khủng hoảng và cừu hận. Tháng 2.1611, Giáo hội tuyên bố quan điểm của Galilei là tà thuyết, không cho Galilei tuyên truyền học thuyết của mình, cấm cho chỉ việc lưu hành các tác phẩm của Galilel.
Nhưng Galliei không vì thế mà từ bỏ các nghiên cứu khoa học của mình. Ông âm thầm viết sách, đặt giả thuyết và sau mấy năm cho xuất bản quyển sách “Về cuộc đối thoại của hai hệ thống thế giới'', chứng minh tài biện luận sắc bén xuất sắc của ông, để biện hộ cho học thuyết Copernic. Nhưng Giáo hội đã không cam tâm chịu vậy. Vào tháng 2. 1633 họ đã đưa ông già gần 70 tuổi ra thẩm vấn, phán xử quản chế. Họ muốn buộc Galilei cùng các bạn bè, con gái của ông phải thay đổi quan điểm, nhưng Galilei không hề dao động. Giáo hoàng đã dùng các thủ đoạn hèn hạ, cưỡng bức Galilei phải quỳ xuống. Nhưng sau khi đứng dậy Galilei đã kiên định nói: “Trái đất vẫn quay”.
Giam cầm, tù đày, tước bỏ tự do cá nhân làm cho Galilei phải chịu đựng mọi sự tàn phá nặng nề về thể chất và tinh thần, nhưng ông vẫn kiên trì chân lí, không dao động. Ông đã khắc phục vô vàn khó khăn và viết nên các tác phẩm “bàn về khoa học mới'', ''Bàn về lực học và chuyển động'', tổng kết nhiều quy luật khoa học mà sau này đã làm cơ sở cho Newton thiết lập thành ba định luật Newtơn.
Năm 1636 Galilei đã 72 tuổi, đôi mắt bị mù, nhưng nhờ sự giúp đỡ của các học trò, ông vẫn tiếp tục công việc nghiên cứu khoa học. Ngày 8.1.1642 Galilei đã uất ức lìa đời
Galilei đã đạt được những thành tựu trong nhiều lĩnh vực khoa học. Ông là nhà khoa học tinh thông cả ba môn khoa học chính: toán học, thiên văn học, vật lí học. Ông đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực nghiệm, dùng thực nghiệm để kiểm chứng tính chính xác của lý luận. Ông đã khai sáng cho phương pháp nghiên cứu khoa học là lấy thực nghiệm làm cơ sở cho các suy luận logic của các thế hệ khoa học cận đại và được tôn vinh làm “người cha của nền khoa học cận đại”. Ông là người luôn kiên trì chân lí không sợ cường quyền, luôn luôn đấu tranh bất khuất vì nền khoa học cận đại. Ông luôn luôn đi tìm chân lí khoa học, được người đời sau ngưỡng mộ muôn đời. Mãi đến 300 năm sau, vào năm 1979, Giáo hội La Mã mới công khai thừa nhận là vào thời đó giáo hội đã đối xử bất công với Galilei và tuyên bố trả lại sự công bằng cho Galilei.