NGHỆ THUẬT VÀ TRUYỀN THÔNG
Hà Lan là một trong nước dẫn đầu thế giới về nghệ thuật và văn hóa. Nghệ thuật, ở tất cả các loại hình, đã hưng thịnh trong một đất nước có nhiều viện bảo tàng ưu việt và đa dạng các hình thức âm nhạc và nhà hát cổ điển cũng như hiện đại. Ở đây có nhiều lễ hội nghệ thuật quốc tế được tổ chức hàng năm.
BẢO TÀNG
Với gần l .000 viện bảo tàng, Hà Lan có mật độ cao nhất về bảo tàng trên thế giới. Một số viện bảo tàng nổi tiếng nhất là bảo tàng Rijksmuseum và bảo tàng Vincent van Gogh ở Amsterdam, bảo tàng Boijmans-Van Beuningen ở Rotterdam, bảo tàng Mauritshuis ở Hague và bảo tàng Cung điện Het Loo ở Apeldoom.
Những bộ sưu tập xuất sắc về nghệ thuật hiện đại và đương đại có thể được xem tại bảo tàng Stedelijk ở Amsterdam, bảo tàng Kruller-Miler ở Otterlo, bảo tàng Bonnefarlten ở Maastricht và bảo tàng Van Abbemuseum ở Eindhoven. Những sự kiện đặc biệt như cuộc Triển lãm Rembrandt (năm 1999) và cuộc triển lãm về Thời kỳ Vàng son (năm 2000) đã thu hút rất nhiều khách du lịch và nâng cao địa vị của đất nước này như một trung tâm văn hóa.
NGHỆ THUẬT TRỰC QUAN
Hà Lan có một truyền thống lâu đời về hội họa. Các tác phẩm của Rembrandt, Frans Hals, Vemleer, Van Gogh và Mondriaan đã được cả thế giới biết đến. Những họa sĩ và điêu khắc gia hiện đại đã cực kỳ thành công trong việc giữ gìn những truyền thống này. Những họa sĩ Hà Lan đương đại thường được giới thiệu trong những sự kiện quốc tế như Biennale ở Venice và Documenta ở Kassei. Karel Appel và Corneille, cả hai đều là thành viên của phong trào Cobra, là những họa sĩ nổi tiếng nhất thời kỳ hậu chiến. Những họa sĩ đương đại nổi bật có Ger van Elk, Jan Bibbets, Peter Struyken, Roi Scholte, Marthe Ruling và Marlene Dumas.
Nghệ thuật Phục hưng của Đất nước Vùng thấp
Họa sĩ người Flander là Jan van Eyck là người sáng lập phong trào hội họa Phục hưng ở Fiander và Hà Lan. Phong cách của ông phát triển từ chủ nghĩa hiện thực của anh em Limbourg. Tác phẩm Ghent Altarpiece của ông (hoàn thành năm 1432) là một trong những kiệt tác của thời Phục hưng. Van Eyck đã tỏ ra là một người quan sát sắc bén trong thế giới trực quan. Giữa thế kỷ 15 Jan đã được một nhà quan sát người Ý chọn lọc ra như một họa sĩ lỗi lạc nhất của thời kỳ đó. Người họa sĩ vượt bậc này cũng vẽ những bức chân dung theo chủ nghĩa hiện thực không có sự lý tường hóa.
Rogier van der Weyden cũng là một họa sĩ nổi tiếng của Flander. Những tác phẩm của ông đã được ngưởng mộ và có ảnh hưởng lớn đối với trường phái Ferrarese. Bức vẽ quan trọng nhất của Rogier là Deposition (1439-1443). Cũng giống như Jan van Eyck, Rogier có kỹ năng về nghệ thuật chân dung, nhưng ông đã truyền dẫn được những xúc cảm trong các bức chân dung của mình.
Trong thế hệ tiếp theo, những họa sĩ Flander đã cho ra đời nhiều bức họa thể hiện ảnh hưởng của Jan van Eyck hoặc Rogier van der Weyden, hoặc là ảnh hường kết hợp của cả hai người. Trong số những họa sĩ giỏi nhất có Dirk Bouts, một họa sĩ miền Bắc sử dụng đúng nghệ thuật vẽ phối cảnh. Hugo van der Goes thì đưa những cảm xúc cá nhân của mình vào những tác phẩm tôn giáo, trong đó có những đặc điểm của cả Jan van Eyck và Rogier van der Weyden. Tác phẩm được biết đến nhiều nhất của ông là Portinari Altarpiece, vẽ cho một người bảo trợ ở Fiorence, và cuối cùng đã được đưa đến Ý năm 1480.
Một họa sĩ độc đáo hơn nhiều là Hieronymus Bosch, người ít chịu ảnh hưởng các giải pháp truyền thống của Flander. Hầu như tất cả các bức vẽ của ông đều không theo qui ước Bức Garden of Earthly Delights , thể hiện một thế giới tưởng tượng và kỳ quái, trong đó quá khứ, hiện tại và tương lai cùng bộc lộ trong những hình ảnh giống như ác mộng. Sự độc đáo cực độ đó đã dẫn đến nghệ thuật của Pieter Bruegel the Elder ở thế kỷ 16. Bộ chạm trổ The Seven Deadly Vices đã thể hiện ảnh hưởng mạnh mẽ của Bosch trong lối tưởng tượng ảo ảnh của ông.
Nếu như những họa sĩ của Đất nước Vùng thấp đã có một lịch sử nổi bật trong thời kỳ Phục hưng, thì các nhà điêu khắc lại ít có sự đổi mới, và vẫn duy trì một mối quan hệ gần gũi với nghệ thuật Gô-tích trong quá khứ. Những hình thức kiến trúc cũng xem ra không chịu ảnh hường của phong trào Phục hưng.
Nghệ thuật Ba-rốc của Hà Lan
Sang thế kỷ 17 nhiều họa sĩ của Hà Lan vẫn còn theo phong cách cầu kỳ. Nghệ thuật Ba-rốc đã được du nhập vào Hà Lan khi một số họa sĩ, trong đó có Gerrit van Honthorst và Hendrik Terbrugghen, từ Ý trở về quê hương. Trong thời kỳ đó Frans Hals đã cho ra đời nhiều bức chân dung nổi bật với những nét cọ khéo léo, không theo thủ tục và rất tự nhiên. Không giống như hầu hết các họa sĩ Hà Lan, Rembrandt đã vẽ về nhiều chủ đề đa dạng: chân dung, lịch sử, thần thoại, các cảnh về tôn giáo và quang cảnh thiên nhiên, với một trình độ điêu luyện ít ai sánh kịp. Từ đó Rembrandt đã leo lên đến nấc thang cao nhất trong số các họa sĩ được xếp hạng.
Cho đến năm 1650, lĩnh vực điêu khắc của Hà Lan vẫn theo phong cách cầu kỳ. Và một phong trào mạnh mẽ về nghệ thuật Ba-rốc đã được các nhà điêu khấc Flander đưa vào, nổi bật nhất là Quellinus với những tác phẩm trang trí cho Tòa Thị chính Amsterdam. Tòa nhà này, hiện nay là Cung điện Hoàng gia, đã được bắt đầu xây dựng năm 1648, theo thiết kế của một kiến trúc sư người Ý.
Thiết kế
Cách giải quyết một cách kinh tế, vốn là đặc điểm của thiết kế Hà Lan, đã được minh họa với những tác phẩm của nhóm De Stijl, một nhóm gồm những nhà thiết kế và họa sĩ tiên phong trong thập kỷ 1920. Piet Mondrian, Theo van Doesbulg và trên hết là Gerrit Rietveld và những người nằm trong số xuất sắc nhất của phong trào này.
Sự đơn giản trong thiết kế của Hà Lan được phản ánh trong nhiều đồ vật đa dạng của đời sống thường nhật, từ những chiếc tem thư đến cái giỏ rác, những biển báo giao thông, những thiết bị văn phòng. Học viện Thiết kế Hà Lan, một học viện hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này, chịu trách nhiệm về việc xúc tiến sự đổi mới và tiến hành các cuộc trao đổi giữa những trường phái khác nhau. Học viện Thiết kế Công nghiệp Eindhoven là một nơi đào tạo đặc biệt về thiết kế với uy tín ngày càng được nâng cao.
Hà Lan được coi là thánh địa cho các họa sĩ. Nơi này đã thu hút nhiều nhà thiết kế, kiến trúc sư và họa sĩ trẻ tuổi, đến Amsterdam để làm việc trong một không khí tự do về nghệ thuật, đồng thời để trao đổi với nhau và thực hiện những đổi mới sáng tạo.
Kiến trúc
Hà Lan cũng nổi tiếng với lối kiến trúc và phát triển đô thị của họ. Có ít nhất 50.000 công trình xây dựng được xếp hạng là công trình bất hủ. Chính quyền bảo vệ những công trình này và tài trợ chi phí cho việc bảo trì chúng.
Những căn nhà dọc theo kênh đào ở Amsterdam vào thế kỷ 17 và 18 đã nổi tiếng trên thế giới. Những dự án phát triển đô thị hoàn tất trong thế kỷ 20 cũng đã gây một ấn tượng đáng kể. Trong số những ví dụ điển hình có khu kế cận phía Nam Amsterdam, do kiến trúc sư kiêm nhà qui hoạch đô thị Berlage thiết kế, và những tòa nhà hậu chiến ở trung tâm Rotterdam. Ngoài ra Hà Lan còn có một kho tàng những kiến trúc hiện đại và cung ứng cơ hội cho các kiến trúc sư trẻ thử nghiệm những ý tưởng mới trong những thị trấn mới nổi lên và những trung tâm tăng trường của họ.
Là một khách hàng, chính phủ Hà Lan cũng có một tác động rất lớn đến các khuynh hướng kiến trúc. Một số những điển hình gần đây bao gồm tòa nhà Hoogstad hiện đại của Bộ Nhà ở, Qui hoạch Không gian và Môi trường và tòa nhà của Bộ Y tế, Phúc lợi và Thể thao, do Graves và Soeters thiết kế.
Âm nhạc
Hà Lan có nhiều dàn nhạc giao hưởng, đóng tại các thị trấn và thành phố trong khắp cả nước. Nổi tiếng nhất là Dàn nhạc Giao hưởng Hoàng gia Concertgebouw ở Amsterdam. Ngoài ra Dàn nhạc Giao hưởng Thế kỷ 18, Dàn nhạc Ba-rốc Amsterdam và Đoàn hát Schunberg là những đơn vị nhỏ hơn nhưng cũng rất nổi tiếng.
Nhạc Ô-pê-ra cũng rất hưng thịnh ở Hà Lan. Đòan hát Ô-pê-ra Hà Lan đóng ở Amsterdam đã có được nhiều uy tín ở cấp độ quốc tế. Mỗi năm đoàn này đưa lên sân khấu khoảng 10 tác phẩm, chủ yếu được công diễn tại Amsterdam. Nhạc ô-pê ra đương đại là một bộ phận quan trọng trong vốn tiết mục của đoàn.
Lễ hội Holland là một lễ hội âm nhạc nổi tiếng quốc tế được tổ chức tại Amsterdam hàng năm vào tháng 6. Lễ hội này bắt đầu có từ năm 1982. Lễ hội Âm nhạc Đầu mùa được tổ chức tại Utrecht bao gồm các loại âm nhạc thời Trung cổ và âm nhạc Ba-rốc được biểu diễn bởi các nhạc sĩ có tiếng trên khắp thế giới. Nhạc jazz, nhạc pop và âm nhạc ứng khẩu cũng thu hút rất nhiều khán giả tại đây. Lễ hội Nhạc Jazz Biển Bắc là lễ hội nổi tiếng nhất châu Âu về loại âm nhạc này. Những lễ hội nhạc pop nổi tiếng có Pinkpop, Parkpop và lễ hội Lộ thiên Dynamo.
Múa
Hà Lan thuộc loại dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực múa hiện đại. Những tác phẩm của Nhà hát Múa Hà Lan (NDT) ở Hague đã có được sự ngưỡng mợ của thế giới. Ngoài ra còn có nhiều đoàn múa hiện đại nhỏ hơn, trong số đó Introdans là một đoàn được biết đến nhiều nhất.
Đòan vũ ba lê Scapino ở Rotterdam trong mấy năm gần đây đã chuyển trọng tâm vào múa hiện đại. Đòan múa Ba lê Quốc gia chủ yếu trình diễn các vở ba lê từ.vốn tiết mục cổ điển, nhưng cũng có những tác phẩm từ thế kỷ 20, như các vở Van Dantzig, Van Maanen và Van Schayk. Lễ hội Múa Holland được tổ chức 2 năm một lần tại Hague có những tác phẩm múa xuất sắc nhất trên thế giới. Ngoài la trong các lễ hội Springdance ở Utrecht và Cadance ở Hague, được tổ chức hàng năm, người ta trình diễn những tác phẩm múa theo khuynh hướng hiện đại nhất.
Sân khấu
Hà Lan có nhiềuu đoàn hát chuyên nghiệp, trong đó bao gồm các đoàn kịch và những đoàn nhỏ hơn với trọng tâm là phát triển các loại hình sân khấu mới, thường kết hợp giữa âm nhạc, kịch câm và những kỹ thuật truyền thông mới. Một trong số những đoàn đó là Dogtroep, thường lưu diễn những vở qui mô ở nước ngoài.
Hàng năm, những tác phẩm nổi bật nhất của Hà Lan và Flander được biểu diễn trong một lễ hội kịch tổ chức tại Amsterdam và ở thành phố Belgian của tỉnh Antwerp. Ca kịch hài là một khuynh hướng mới ở Hà Lan. Những vở như Joe và Chicago đã được biểu diễn với rạp hát đặc kín khán giả.
Điện ảnh và Nhiếp ảnh
Hà Lan có một nền công nghiệp điện ảnh tương đối nhỏ, thường cho ra đời mỗi năm khoảng 20 bộ phim, một số liên kết với các nước khác. Một số phim trong đó đã được thế giới tán thưởng. Năm 1996 Marleen Gorris đã đoạt giải Oscar với phim Antonia’s Line, và Mike van Diêm cũng đoạt giải này trong phim Character năm 1998. Những bộ phim do các đạo diễn người Hà Lan thực hiện, như Robocop và Basic Intinct (Bản Năng Gốc) của Paul Verhoeven, và Speed (Tốc Độ) và Twister (Kẻ Bất Lương) của Jan de Bont đã thành công trên khắp thế giới. Những diễn viên như Rutger Hauer, Jeroen Krabb và René Soutendijk đã trở thành những cái tên cửa miệng của khán giả toàn cầu.
Cuộc triển lãm ảnh Báo chí Thế giới lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Lan năm 1975. ảnh tư liệu đặc biệt phổ biến trong thế hệ nhiếp ảnh gia trẻ, trong đó nhiều người có khuynh hướng chụp về con người, phong cảnh và quang cảnh thành phố. Những bộ ảnh xuất sắc đã được trưng bày tại bảo tàng Rijkmuseum tại Amsterdam, nơi chuyên về các ảnh của thế kỷ 19; bảo tàng Stedelijk ở Amsterdam; và Phòng In ấn tại Đại học Leiden.