Tài liệu: Hàn Quốc - Bắt đầu sự tăng trưởng trong thập kỷ 1960

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Cuộc hành trình vào công nghiệp hóa bắt đầu vào đầu thập kỷ 1960 với sự ra đời của Kế hoạch Phát triển Kinh tế Năm năm Lần thứ nhất.
Hàn Quốc - Bắt đầu sự tăng trưởng trong thập kỷ 1960

Nội dung

Bắt đầu sự tăng trưởng trong thập kỷ 1960

Cuộc hành trình vào công nghiệp hóa bắt đầu vào đầu thập kỷ 1960 với sự ra đời của Kế hoạch Phát triển Kinh tế Năm năm Lần thứ nhất. Tại thời điểu này chính quyền đã có một chính sách tỉnh táo là chuyển từ chiến lược tăng trưởng hướng nội của việc nhập khẩu sang chiến lược tăng trưởng hướng ngoại của việc xuất khẩu. Điều cơ bản của chiến lược tăng trưởng xuất khẩu là xúc tiến việc xuất khẩu các mặt hàng chế biến nhẹ trong đó Hàn Quốc có thuận lợi về giá lao động rẻ. Chính quyền đã áp dụng các cơ chế kinh tế vĩ mô trong việc thực hiện chiến lược này, chẳng hạn như duy trì lãi suất cao đốc thúc đẩy việc tiết kiệm nội địa, và ban hành Đạo luật Xúc tiến Tư bản Nước ngoài để khuyến khích sự đầu tư của nước ngoài.

Để xúc tiến xuất khẩu, chính quyền đã hạ giá đồng tiền xuống gần 100% và thay thế hệ thống tỉ giá đa dạng cũ bằng một tỉ giá thống nhất. Chính quyền cũng cung cấp nguồn tài chính cho hoạt động xuất khẩu ngắn hạn, cho hạ mức thuế đối với các nguyên liệu nhập khẩu để làm hàng xuất khẩu, và đơn giản hóa thủ tục hải quan. Chiến lược mới về phát triển kinh tế này cũng có tác động đến quan điểm của chính quyền đối với việc nhập khẩu. Nhận thấy rằng Hàn Quốc chưa đủ sức tự lực về ngũ cốc, chính quyền đã lần đầu tiên cho nhập khẩu các loại hạt với số lượng lớn.

Đầu tiên chiến lược xúc tiến xuất khẩu của chính quyền không nhận được sự ủng hộ nhiệt tình. Những nhà kinh tế bảo thủ cho rằng một chiến lược như vậy sẽ làm nguy hại đến nền độc lập quốc gia qua việc lệ thuộc quá mức vào tư bản nước ngoài. Thực tế là tư bản nước ngoài chiếm đến 83% tổng lượng đầu tư của Hàn Quốc vào năm 1962, và chưa đến hết thập kỷ này Hàn Quốc đã nâng mức xuất khẩu lên đến mức đủ để có khả năng thanh toán các khoản nợ tín dụng.

Như vậy, những đường lối khác với chiến lược này đã trở nên khó chấp nhận hơn. Trong thập kỷ 1950, Hàn Quốc đã phải lệ thuộc vào tiền trợ cấp và các khoản nợ với lãi suất ưu đãi, chủ yếu là từ Mỹ, để tài trợ cho việc nhập khẩu và các dự án nội địa.

XÚC TIẾN CÔNG NGHIỆP NẶNG VÀ CÔNG NGHIỆP

HÓA HỌC TRONG THẬP KỶ 1970

Vào đầu thập niên 1970, những thay đổi trong môi trường kinh tế thế giới đã có tác động rất lớn đến Hàn Quốc. Năm 1971, hệ thống Bretton Woods vốn đã giữ mức ổn định cho hệ thống tài chính thế giới bị sụp đổ. Đối với Hàn Quốc, sự dao động về tỉ giá hối đoái vốn là hậu quả của tình hình này đã gây thiệt hại cho cán cân chi phó. Tình hình thiếu hàng tiêu dùng trên thế giới vào năm 1972 - 1973 và cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 - 1974 lại càng đổ dầu thêm vào lửa. Hàn Quác đã phải phản ứng lại sự suy giảm cán cân mậu dịch bằng cách điều chỉnh lại chiến lược xúc tiến xuất khẩu. Những biện pháp được tiến hành là tái cơ cấu lại  các thành phần hàng hóa xuất khẩu theo hướng ưa tiên cho các sản phẩm tinh vi, có giá trị cao, đa dạng hóa các đối tác mậu dịch, và tăng cường sản lượng nông nghiệp nội địa.

Nhằm nâng cấp các thành phần hàng hóa xuất khẩu, Hàn Quốc đã chuyển sang công nghiệp nặng và công nghiệp hóa học. Vốn đã là một mục ưu tiên trong Kế hoạch Năm năm Lần thứ ba, công nghiệp nặng và công nghiệp hóa học nay lại càng được nhấn mạnh hơn vì những thay đổi trong môi trường bên ngoài. Với sự công bố Kế hoạch Phát triển Công nghiệp Nặng và Công nghiệp Hóa học năm 1973, chính quyền đã đưa ra kế hoạch phát triển cho các ngành công nghiệp tinh vi có tính chất công nghệ.

Việc đầu tư vào các ngành công nghiệp mới đã cho những kết quả đáng kể, và quốc gia này chẳng bao lâu đã phát triển công cuộc kinh doanh thành công về điện tử, đóng tàu và các lĩnh vực khác. Tuy nhiên việc tiến hành công nghiệp nặng và công nghiệp hóa học cũng tạo ra một số tác dụng âm tính. Để tiến hành các nền công nghiệp này, phải thực hiện việc đầu tư lớn vào các ngành công nghiệp cần nhiều vốn, chẳng hạn như các thiết bị phát điện, các máy móc loại nặng, và các động cơ điêzen.

Những cơ sở thực hiện những cuộc đầu tư này đã phải tích lũy nợ rất lớn trong quá trình triển khai. Ngoài ra, nhu cầu rất lớn cho các khoản nợ với lãi suất thấp đã làm tăng lên khoản cung ứng tiền nội địa. Chính sách lãi suất thấp của chính quyền để hỗ trợ cho công nghiệp nặng và công nghiệp hóa học làm giảm mức tiết kiệm, và các nhà sản xuất các mặt hàng nhẹ bị mất khoản quỹ đầu tư vào tay những ngành công nghiệp mới.

Do nền công nghiệp nặng và công nghiệp hóa học lan tỏa rộng, nhu cầu gia tăng về các công nhân lành nghề đã đẩy mức lương lên. Kết quả là sự chênh lệch về lương giữa công nhân lành nghề và công nhân không lành nghề càng rộng hơn trong thập kỷ 1970. Ngoài ra công nghiệp nặng và công nghiệp hóa học đã đẩy mạnh quá trình đô thị hóa của Hàn Quốc, vì công nhân tập trung về các trung tâm công nghiệp, nơi có việc làm cho họ. Nhằm cải tiến sự phân bố thu nhập giữa công nhân lành nghề và công nhân không lành nghề, cũng như giữa các công nhân ở thành thị và ở nông thôn, chính quyền đã khởi xướng phong trào tự giúp đỡ SaemaCut Undong (Phong trào Cộng đồng Mới) để nâng cao năng suất và đời sống ở các khu vực nông thôn. Chính quyền cũng đã thực hiện một chương trình trợ giá cho ngũ cốc.

Những chương trình này đã thành công trong việc nâng cao sản lượng hoa màu và thu nhập ở nông thôn và trong việc giảm bớt sự mất cân đối trong đời sống nhân dân Triều Tiên. Chính sách phát triển công nghiệp nặng và công nghiệp hóa học đã có kết quả to lớn. Trong khoảng từ 1972 đến 1978 tổng sản phẩm nội địa đã gia tăng trung bình 10,8% hàng năm, và mức tăng trường hàng năm từ 1976 đến 1978 đạt mức 11,2%. Tỉ lệ của các sản phẩm công nghiệp nặng và công nghiệp hóa học trong tổng lượng xuất khẩu đã tăng từ 21,3% năm 1972 lên 34,7% năm 1978. Tuy nhiên kết quả này phải trả bằng cái giá của sự lạm phát.

Giá bán buôn tăng lên 18% mỗi năm trong khoảng từ 1972 đến 1979, so với 12% trong khoảng từ 1962 đến 1971 . Ngoài ra, cơ cấu công nghiệp của Hàn Quốc cũng bị lệch lạc do sự đầu tư quá mức vào công nghiệp nặng và công nghiệp hóa học và đầu tư quá ít vào các ngành công nghiệp nhẹ. Sự kiểm soát của chính quyền cũng làm lệch lạc giá cả và bóp nghẹt sự cạnh tranh. Cùng lúc đó, tiền lương gia tăng nhanh hơn sản lượng, làm yếu đi sức cạnh tranh.

HỢP LÝ HÓA VÀ TỰ DO HÓA

TRONG THẬP KỶ 1980

Năm 1979 chính quyền đã nhận ra những nguy hiểm gây ra bởi những sự mất quân bình về cơ cấu này. Theo đó, chính quyền đã đưa ra một chương trình ổn định hóa toàn diện nhằm kiểm soát sự thanh toán quá mức, sắp xếp lại sự ưu tiên về tín dụng, xóa bỏ sự lệch lạc về giá, và xúc tiến sự cạnh tranh. Tuy nhiên môi trường bên trong và bên ngoài như cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ hai và vụ ám sát tổng thống Park Chung Hee năm 1979 đã đẩy kinh tế Triều Tiên vào tình trạng rối loạn. Hoạt động kinh tế của Hàn Quốc trong năm 1980 là tệ nhất trong vòng hơn 20 năm vì kinh tế đã thu hẹp 5,2%, với giá bán buôn vọt lên hơn 38%và mức thiếu hụt do chi nhiều hơn thu và 5,3 tỉ USD.

Để giải quyết vấn đề bội chi, chính quyền đã buộc các cơ sở chi tiêu quá mức, cụ thể là những cơ sở liên quan đến công nghiệp thiết bị phát điện và công nghiệp ô tô hợp nhất với nhau. Các cơ sở trong ngành sản xuất các thiết bị phát điện đã hợp nhất thành Công ty Công nghiệp nặng Hàn Quốc vào tháng 8 năm 1980. Những cơ sở sản xuất ô tô cũng được yêu cầu chuyên biệt hóa việc sản xuất của mình để đạt được mức độ kinh tế trong sản xuất. Cuối năm đó, những cơ sở sản xuất động cơ điêzen, các thiết bị điện lôn, và những lò luyện đồng cũng được yêu cầu chuyên biệt hóa vào một dòng sản phẩm nào đó, hoặc hợp nhất với những cơ sở khác.

Trong khoảng từ 1984 đến 1987, việc hợp lý hóa các ngành công nghiệp diễn ra với ngành đóng tàu và ngành xây dựng ở nước ngoài. Chương trình hợp lý hóa dẫn đến việc giảm bớt số lượng cơ sở qua việc hợp nhất, đình hoãn những dự án xây dựng ở nước ngoài bị lạm chi, và giảm thuế cũng như các gánh nặng tài chính khác.

Trong khi những biện pháp này đã làm giảm công suất vượt quá của công nghiệp nặng và công nghiệp hóa học, sự tập trung vào sức mạnh kinh tế đã gia tăng, vì nhiều cơ sở gặp khó khăn đã được tiếp quản bởi các khối mậu dịch Hàn Quốc, hay còn gọi là chadbol. Thêm vào đó, sự hạn chế đầu vào thị trường cũng như sự đầu tư đã làm mạnh thêm sự độc quyền về thị trường các sản phẩm của công nghiệp nặng và công nghiệp hóa học.

Sự cải tổ ở qui mô rộng các cơ sở công nghiệp đòi hỏi sự can thiệp liên tục của chính quyền vào thị trường tín dụng. Do tình trạng suy thoái của thế giới sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ hai, nhiều cơ sở đang mang nợ trở nên không thể giải quyết được vấn đề tài chính. Sự quan tâm của chính quyền đến tình trạng thất nghiệp và tài chính không ổn định đã dẫn tới chỗ phải bỏ rơi các cơ sở này vì sự ổn định của xã hội. Cùng lúc đó chính quyền cũng cố gắng giảm sự can thiệp trong việc sắp xếp các nguồn tài chính. Từ năm 1981đến năm 1983 các ngân hàng thương mại đã trải qua quá trình tư nhân hóa. Khoảng cách lãi suất giữa các món nợ chính sách và các món nợ bình thường ở ngân hàng đã hầu như được xóa bỏ vào năm 1982.

Thêm vào đó, những rào cản đối với ngành công nghiệp tài chính đã được hạ bớt và các dịch vụ tài chính do các cơ sở trung gian cung ứng được đa dạng hóa và hợp lý hóa. Sự hạn chế của chính quyền đối với đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cũng được nới lỏng với nhận thức về vai trò của những đầu tư này trong việc xúc tiến cạnh tranh và chuyển giao công nghệ tiên tiến của nước ngoài. Việc sửa đổi Luật Tư bản Nước  ngoài năm 1984 đã thúc đẩy một sự thay đổi âm tính, xóa bỏ những hạn chế trong tỉ lệ sở hữu của nước ngoài và việc gửi tiền vốn về nước.

Sự tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa từ 1982 đến 1988 đạt mức trung bình 10,5% mỗi năm, và lạm phát ở cả 1ĩnh vực bán buôn và lĩnh vực tiêu dùng ở mức dưới 5% kể từ sau năm 1982. Từ năm 1986 bắt đầu có thặng dư mậu dịch và mức thặng dư tiền gửi ngân hàng là 14,2 tỉ USD vào năm 1988. Trong suốt thập kỷ, nền kinh tế đã tạo ra được 2,8 triệu việc làm mới, và tỉ lệ thất nghiệp giảm nhanh đến mức ngoài dự kiến là 2,5% năm 1988.

TOÀN CẦU HÓA VÀO THẬP KỶ 1990

Làn sóng tự do hóa thị trường cùng với sự dân chủ hóa về chính trị từ năm 1987 đã gây ra những tranh chấp dữ dội về lao động cũng như việc tăng lương đến mức vượt quá mức tăng năng suất. Bước vào thập kỷ 1990, lương lăng bình quân 18% mỗi năm. Cùng với việc tăng lương quá mức đó, những chi phí cao về tài chính, những quy định quá đáng về quản trị đối với các hoạt động kinh doanh, và tổng số đầu tư thấp vào xã hội đã tác động mạnh đến sự cạnh tranh công nghiệp.

Thêm vào đó, sự gia tăng đột ngột về thu nhập trong dân chúng Triều Tiên đã gây ra việc chi tiêu và tích trữ vượt mức. Cán cân chi phó bị xấu đi và lạm phát gia tăng. Số dư tiền gửi ngân hàng, vốn đã chuyển từ tình trạng thiếu hụt sang tình trạng thặng dư sau năm 1986, nay lại trở về mức thiếu hụt vào năm 1990. Lạm phát đã đến mức gần 10% vào đầu thập kỷ 1990. Về mặt quốc tế, những năm 1990 chứng kiến sự gia tăng khu vực hóa vì các khối mậu dịch kinh tế được hình thành trong các nước châu Âu và châu Mỹ. Một chế độ mới trong mậu địch quốc tế được hình thành, đã làm gia tăng áp lực tự do hóa những thị trường trước đây được bảo hộ vệ những mặt hàng nông nghiệp và các dịch vụ tài chính. Chính quyền phải liên tục thay đổi chiến lược kinh tế, vì chiến lược trước đây là xúc tiến xuất khẩu sử dụng công lao động rẻ như là lợi thế cạnh tranh trong khi bảo hộ thị trường nội địa với sự cạnh tranh của nước ngoài đã tỏ ra lạc hậu.

Cốt lõi trong những nỗ lực của chính quyền trong những năm đầu thập niên 1990 là cuộc cải tổ trong lĩnh vực tài chính, với hệ thống giao dịch tài chính bằng tên thật. Hệ thống giao dịch bằng tên thật là một nỗ lực của chính quyền nhằm xóa bỏ tham nhũng vốn hoành hành trong hệ thống giao dịch cũ, trong đó người ta có thể mở tài khoản hay tiến hành những giao dịch kinh doanh bằng tên giả. Cách thức này đã trực tiếp hoặc gián tiếp nuôi dưỡng tham nhũng và những hoạt động tài chính bất hợp pháp.

Nền kinh tế của Hàn Quốc đã phục hồi đáng kể vào nửa đầu của thập niên 1990. Với sự gia tăng đầu tư và xuất khẩu, mức tăng trưởng kinh tế đã tăng từ 3% năm 1992 lên 8,6% và 8,9% năm 1994 và 1995. Tổng sản phẩm nội địa tính theo đầu người đã vượt qua mức 10.000 USD năm 1995, và năm 1996 tỉ lệ thất nghiệp xuống đến mức ngoài dự kiến là 2%. Với sự tăng trưởng kinh tế cao đó, lạm phát tương đối ổn định ở mức 4% suýt trong thập kỷ 1990.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2275-02-633500915919687500/Kinh-te/Bat-dau-su-tang-truong-trong-thap...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận