Tài liệu: Hàn Quốc - Những phát triển về kinh tế và chính trị của hai nước Triều Tiên

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Thời đại của Park Chung Hee chứng kiến cả sự tăng trưởng về kinh tế và sự đào sâu của nền chuyên chính về chính trị.
Hàn Quốc - Những phát triển về kinh tế và chính trị của hai nước Triều Tiên

Nội dung

Những phát triển về kinh tế

và chính trị của hai nước Triều Tiên

Nam Triều Tiên

Thời đại của Park Chung Hee chứng kiến cả sự tăng trưởng về kinh tế và sự đào sâu của nền chuyên chính về chính trị. Trong các thập kỷ 1970 và 1980 Hàn Quốc được biết đến như một một trong bốn 'con rồng' ở vùng Đông Á, trong đó bao gồm cả Đài Loan, Hồng Kông và Singapore. Sau cái chết của Park Chung Hee và một thời gian ngắn dưới chính quyền dân sự, Nam Triều Tiên lại tiếp tục đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền quân sự bởi tướng Chun Doo Hwan.

Bất kể sự tiếp tục tăng trưởng về kinh tế và địa vị quốc tế được nâng cao, những phản đối về chính quyền độc tài của tướng Chun ngày càng lan rộng trong suốt thập kỷ 1980. Năm 1987 Chun đã bị hạ bệ và được thay thế bởi Roi Tae Woo. Năm 1992, Kim Young Sam được bầu làm tổng thống dân sự đầu tiên của Hàn Quốc kể từ cuộc đảo chính quân sự năm 1961. Đến cuộc bầu cử tổng thống năm 1997, Kim Dae Jung đã thắng cử. Dưới thời của tổng thống Kim Dae Jung, nền kinh tế Nam Triều Tiên trải qua lột cuộc phục hồi từ sự khủng hoảng tài chính xảy ra năm 1997 - 1998. Trong thời gian này các thể chế dân chủ cũng phát triển hơn và Nam Triều Tiên đã có chính sách gặp gỡ, đối thoại với miền Bắc.

Bắc Triều Tiên

Bắc Triều Tiên cũng phục hồi từ những tàn phá chiến tranh với một lượng hỗ trợ lớn từ bên ngoài, của Liên Xô, Trung Quốc và một số nước châu Âu. Kinh tế miền Bắc phục hồi nhanh hơn miền Nam, và vào cuối thập kỷ 1950 Bắc Triều Tiên có lẽ là có mức tăng trưởng kinh tế vào hàng cao nhất thế giới.

Trong thập kỷ 1960, Bắc Triều Tiên, dưới sự lãnh đạo của Kim II Sung đã đưa ra chính sách juche, hay còn gọi là 'tự cung tự cấp', một phần để tránh không vướng vào sự xung đột ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc và Liên Xô. Mặc dù miền Bắc không hoàn toàn cô lập và vẫn tiếp tục nhận một số viện trợ từ bên ngoài, chính quyền cũng theo đuổi chính sách kinh tế tự lực.

Sau khi Kim II Sung qua đời, con trai ông là Kim Jong II tiếp tục lãnh đạo đất nước. Cho đến đầu thế kỷ mới, Bắc Triều Tiên vẫn không có dấu hiệu sụp đổ nào, thậm chí không có một sự thay đổi lớn nào.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2273-02-633500912352031250/Lich-su/Nhung-phat-trien-ve-kinh-te-va-ch...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận