Tài liệu: Hàn Quốc - Sự nổi dậy của chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa cộng sản

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Thời kỳ thực dân đã tạo ra một thế hệ mới những nhà lãnh đạo chính trị của Triều Tiên,
Hàn Quốc - Sự nổi dậy của chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa cộng sản

Nội dung

Sự nổi dậy của chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa cộng sản

Thời kỳ thực dân đã tạo ra một thế hệ mới những nhà lãnh đạo chính trị của Triều Tiên, sản sinh ra từ những cuộc kháng chiến chống người Nhật. Năm 1919 một nhóm 33 nhà trí thức đã đệ trình lời thỉnh cầu độc lập với người Nhật và đã phát động những cuộc phản đối kéo dài nhiều tháng trong cả nước. Những cuộc phản đối này bị người Nhật dập tắt một cách tàn bạo. Năm đó là một bước ngoặt cho chủ nghĩa đế quốc ở Triều Tiên: những người lãnh đạo phong trào là những nhà trí thức ôn hòa và những sinh viên tìm kiếm độc lập bằng con đường bất bạo động và bằng sự hỗ trợ của các thành phần tiến bộ ở phương Tây. Những cuộc biểu tình khắp cả nước do họ phát động đã trở thành tiêu chuẩn cho chủ nghĩa dân tộc Triều Tiên.

Sự nổi lên của các nhóm quốc gia và các nhóm cộng sản được tính vào thời gian thập kỷ 1920. Cũng vào giai đoạn này sự phân chia cánh tả - cánh hữu của thời kỳ hậu chiến ở Triều Tiên bắt đầu. Sự biến dạng của giới quý tộc yangban cũng bắt đầu vào thập kỷ 1920. Mặc dù những quan chức-học giả đã bị sa thải và thay thế bởi người Nhật, những chủ đất vẫn được quyền giữ tài sản của lình được khuyến khích trừng phạt nông dân và thu thóc lúa. Hệ thống đất đai truyền thống đặt trên một cơ sở mới qua những biện pháp pháp lý mới và một cuộc khảo sát địa chính toàn diện ngay sau khi quân Nhật nắm chính quyền, nhưng chế độ lĩnh canh vẫn tiếp tục và càng sâu đậm một cách có hệ thống trong suốt thời kỳ thực dân.

Năm 1945 Hàn Quốc có một chế độ lĩnh canh nông nghiệp, mà ít giống nơi nào trên thế giới. Nhiều chủ đất truyền thống sẵn sàng rút lui để những quan chức người Nhật làm gia tăng sản lượng. Những người này bị quần chúng coi như những người phản bội đã hợp tác với người Nhật, và đã có những đòi hỏi gay gắt muốn họ chia đất cho những người lĩnh canh. Tuy nhiên trong thập kỷ 1920, một khuynh hướng mới bắt đầu: những chủ đất trở thành chủ kinh doanh.

Một số quân nhân bị đi đày ở Trung Hoa và Liên Xô đã thành lập những nhóm kháng chiến cộng sản và quốc gia đầu tiên. Sau đó, Đảng Cộng sản Triều Tiên được thành lập năm l925, ở Seoul, với một trong số những người tổ chức là Pak Hn-yng, đã trở thành người lãnh đạo Cộng sản Triều Tiên ở phía Nam Hàn Quốc sau năm 1945. Nhiều nhóm quốc gia cũng nổi lên trong giai đoạn này, trong đó có nhóm Chính quyền Lâm thời Triều Tiên của những người đi đày ở Thượng Hải. Trong nhóm này có Syngman Rhee và là một nhà theo chủ nghĩa quốc gia nổi tiếng là Kim Ku.

Sự đàn áp của cảnh sát và tình hình bè phái nội bộ đã làm cho những nhóm này không thể tồn tại được lâu. Rất nhiều nhà quốc gia chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa bị cầm tù trong đầu thập kỷ 1930. Tuy nhiên khi người Nhật xâm lược và thôn tính Mãn Châu năm 1931, một phong trào kháng chiến du kích đã bao trùm cả Trung Hoa và Triều Tiên. Có trên 200.000 quân du kích và cả những đảng cướp, những hội kín cũng tham gia phong trào này. Sau những cuộc phản khởi nghĩa ác liệt, số lượng này đã rút xuống còn khoảng vài ngàn người vào giữa thập niên 1930.

Nhật đã tuyên bố chiến tranh với Trung Hoa năm 1937 và với Mỹ năm 1941. Khi cuộc chiến này lên đến tầm mức toàn cầu, người Triều Tiên lần đầu tiên đã có lực lượng quân sự để đối phó với quân Nhật. Mặc dù hầu hết trong lực lượng này là những bộ binh người Triều Tiên phải đi quân dịch, một số ít đã lên cấp sĩ quan, và một số ở các cấp bậc cao hơn. Lực lượng sĩ quan của Nam Triều Tiên dưới thời Rhee được chi phố bởi những người Triều Tiên đã có kinh nghiệm trong quân đội Nhật.

Trong giữa thập kỷ 1930, thực dân Nhật đã đưa công nghiệp nặng vào tất cả các vùng ở Đông Bắc châu Á. Không giống như hầu hết các lực lượng thực dân khác, người Nhật đã đặt công nghiệp nặng ở các nước thuộc địa và đem phương tiện sản xuất đến người lao động. Mãn Châu và Bắc Triều Tiên có những nhà máy thép, những xưởng ô tô, những nhà máy liên hợp hóa dầu, cùng với những phương tiện thủy điện khổng lồ. Để tiện cho việc sản xuất, người Nhật còn xây dựng đường sắt, xa lộ, các thành phố, các bến cảng và những phương tiện vận tải và thông tin liên lạc hiện đại khác. Năm 1945 Hàn Quốc có tỉ lệ đường sắt cao hơn bất kỳ nước nào khác ở châu Á, ngoại trừ Nhật Bản.

Trong giới chiếm đại đa số là nông dân, đã có nhiều thay đổi Triều Tiên đã trở thành trung tâm của lực lượng lao động di động, làm việc cho những nhà máy mới ở miền Bắc và ở Mãn Châu, các hầm mỏ và các xí nghiệp ở Nhật, và các nhà máy đô thị ở miền Nam. Từ năm 1935 đến 1945, Triều Tiên bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp với các đặc điểm cố hữu của nó: nông dân rời bỏ ruộng đất, sự hình thành giai cấp công nhân, việc đô thị hóa và sự dịch chuyển dân số. Năm 1945 khoảng 11% người Triều Tiên đi làm việc ở nước ngoài (hầu hết ở Nhật và Mãn Châu), và một số lớn người dân ở trong các tỉnh khác với nơi sinh trưởng của họ.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2273-02-633500911630781250/Lich-su/Su-noi-day-cua-chu-nghia-quoc-gia...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận