Tài liệu: Hàn Quốc - Các vùng địa lý

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Các dãy núi theo truyền thống là ranh giới tự nhiên giữa các vùng.
Hàn Quốc - Các vùng địa lý

Nội dung

Các vùng địa lý

Các dãy núi theo truyền thống là ranh giới tự nhiên giữa các vùng. Vì những ranh giới tự nhiên này ngăn chặn sự tương tác lẫn nhau giữa nhân dân ở hai bên sườn núi nên có những sự khác biệt tế nhị về ngôn ngữ và phong tục giữa các vùng. Sự phân biệt theo vùng này cũng trùng hợp với các đơn vị hành chính theo truyền thống được vạch ra từ triều đại Choson (1392 - 1910).

Bán đảo Triều Tiên tọa lạc ở phía Đông Bắc châu Á, phía Bắc có nước Nga và Trung Quốc, và nhô ra về phía Nhật Bản ở hướng Đông Nam. Điểm cực Bắc của bán đảo này là Yup’ojin ở Onsong-gun, thuộc tỉnh Hamgyongbuk-do. Điểm cực Nam là đảo Marado, thuộc tỉnh Cheju-do. Điểm cực Tây là đảo Maando ở Yongch’ on-gun, thuộc tỉnh Pyonganbuk-do. Điểm cực Đông là đảo Tokdo ở Ullung-gun, thuộc tỉnh Kyongsangbukdo.

VÙNG TRUNG TÂM

            Vùng này bao gồm khu vực đô thị Seoul, tỉnh Kyonggi-do, tỉnh Ch’ungch’long-do về phía Nam, và tỉnh Kangwon-do về phía Đông.

            Khu vực Seoul

Khu vực này bao gồm Seoul, tỉnh Inch’on và tỉnh Kyonggi-do. Khu vực này là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của Nam Triều Tiên. Bao quanh Seoul là một loạt những thành phố nhỏ hơn hình thành một khu vực đô thị liên tục. Trong thành phố và chung quanh Seoul là nơi tập trung các ngành công nghiệp của quốc gia. Là một trung tâm của mạng lưới giao thông của Nam Triều Tiên, với phi trường quốc tế Kimp’o tọa lạc ở vùng ngoại ô phía Tây Seoul, một phi trường quốc tế khác mới xây dựng là Inch’ on, và hệ thống đường sắt tỏa ra khắp các miền của đất nước, khu vực Seoul đã đóng vai trò là cửa ngõ của Hàn Quốc đối với thế giới. Với sự quan trọng chiến lược này, tiếng nói ở Seoul và vùng phụ cận được coi như tiếng chuẩn của cả nước.

Khu vực Ch’ungch’dong-do

Khu vực này nằm giữa khu vực Seoul và miền Nam. Nó bao gồm các tỉnh Taejon, Ch’Ch’ungchu’iongbuk-do và Ch’ungch’nongnam-do. Ch’ongju và Taejon là những trung tâm đô thị hàng đầu của các tỉnh phía Bắc và phía Nam của Nam Triều Tiên. Nằm ngay phía dưới khu vực Seoul, tỉnh Ch’ungch-aong-do có đặc điểm như là một sự mở rộng về phía Nam của thành phố Seoul. Vị trí gần thủ đô của nó đã rất thuận lợi về kinh tế cho cả khu vực. Những ngành công nghiệp mới gần đây đã nở rộ dọc theo vịnh Asanman trên bờ biển Hoàng Hải. Khu vực này cũng được hướng lợi từ việc giao thông và các dịch vụ đô thị phục vụ cho Seoul và vùng phụ cận. Các tỉnh Ch’ungch’ong-do và Kyonggi-do chuyên về nghề vườn và chăn nuôi bò sữa để đáp ứng cho nhu cầu rất lớn của các trung tâm đô thị thuộc khu vực Seoul.

Khu vực Kanwon-do

Khu vực này nằm ở phía Đông khu vực Seoul. Rặng núi T’aebaeksan chạy dài theo hướng Bắc - Nam qua vùng trung tâm của khu vực, chia tỉnh này thành các miền bờ biển phía Đông và miền đất liền phía Tây. Kangnung, Ch’ungch’son và Wonju là các vùng đô thị hàng đầu. Tỉnh Kangwon-do cung ứng một cách đa dạng các phương tiện cho du lịch và thể thao, bất kể địa hình trập trùng của nó. Các ngành công nghiệp mỏ ở đây, một thời đã là hoạt động kinh tế chính ở khu vực, gần đây đã giảm xuống vì sự cạnh tranh của than và các khoáng sản nhập khẩu khác với giá rẻ hơn. Với sự đi xuống của ngành mỏ, cùng với khuynh hướng chung của cả nước là di dân từ vùng nông thôn đến vùng đô thị đã là những nhân tố chính làm cho khu vực này bị lõang dân hẳn đi. Tỉnh Kangwon-do, với chưa tới 2 triệu người, hiện nay là vùng thưa dân nhất trong cả nước.

VÙNG PHÍA NAM

Vùng phía Nam bao gồm ba khu vực địa lý: tỉnh Kyongsang-do ở phía Đông Nam, tỉnh Chol1a-do ở Tây Nam và đảo Chejudo nằm ngoài Nam Hải.

Khu vực Kyongsang-do

Khu vực này bao gồm Pusan, Taegu và Ulsan, cùng với các tỉnh Kyongsangbuk-do và Kyongsang-nam-do. Pusan và Taegu là những trung tâm đô thị lớn của phía Nam và phía Bắc khu vực này, với dân số xếp hàng thứ 2 (Pusan - 4 triệu người) và thứ 3 (Taegu - 2,5 triệu người) trong các thành phố của Nam Triều Tiên.

Khu vực này được hình thành bởi lưu vực sông Naktonggang và được viền quanh bởi rặng núi Sobaeksan. Do địa hình trập trùng của vùng đồi núi xung quanh, những miền phụ trong khu vực có những đặc điểm văn hóa như giọng nói và phong tục khác hẳn với người ở các vùng xung quanh. Sự việc tỉnh Kyongsang-do có một tên khác nữa và Yongnam, có nghĩa là phía Nam của hẻm núi đã minh chứng cho vai trò lịch sử quan trọng của đồi núi trong việc hình thành sự khác biệt của người Triều Tiên giữa các vùng với nhau.

Tỉnh Kyongsang-do có một tập hợp công nghiệp lớn thứ hai cả nước, chỉ sau khu vực Seoul, nhờ vào sự đầu tư lớn của chính quyền từ những năm 1960. Những phương tiện công nghiệp nặng về sắt thép, đóng tàu, ô tô và hóa dầu này phần lớn tập trung dọc theo dải Đông Nam của P’ohang, qua Ulsan, Pusan, Ch’angwon và Chinju. Phía Tây Bắc của tỉnh cũng có hai chòm các khu công nghiệp lớn xung quanh Taegu và Kumi, chuyên về vải sợi và điện tử.

Khu vực Cholla-do

Tỉnh Cholla-do tọa lạc ở phía Tây Nam bán đảo, bao gồm Kwangju, Chollabuk-do và Chol1anam-do. Kwangju, Chonju và Naju là những trung tâm lớn của ba miền đó. Những vùng đất bằng phẳng, màu mỡ của lưa vực sông Jumgang và sông Yongsan-gang, cũng như các vùng đất thấp ven biển đã biến khu vực này thành vựa lúa của cả nước. Kinh tế khu vực ở đây đi sau khu vực Seoul và khu vực Kyongsang-do do sự đầu tư công nghiệp thưa thớt vào những thập kỷ trước. Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi và khu vực này hiện nay đang có sự tăng trưởng về công nghiệp trong các trung tâm đô thị như Kwanju và Chonju, cũng như dọc theo bờ biển phía Tây. Thêm vào đó, những vùng đồng bằng gần Kunsan và Mokp’o gần đây đã được cải tạo, thêm đất mới cho sự phát triển công nghiệp.

Khu vực này có những đồng bằng rộng lớn, dải bờ biển không đều, và vô số những hòn đảo lớn nhỏ, tạo cơ hội tốt cho việc đánh cá và bơi lội. Khung cảnh bờ biển độc đáo ở đây cũng quanh năm thu hút nhiều khách du lịch.

Khu vực Đảo Chejudo

Chejudo là đảo lớn nhất ở Hàn Quốc. Tọa lạc cách Mokp’o 140 km về phía Nam, trong vùng Nam Hải, sự cách biệt với lục địa của hòn đảo này đã đóng góp thêm vào sự đa dạng và khác biệt của nó. Với khí hậu cận nhiệt đới cũng như với lối sống và phong tục độc đáo của người dân ở đây, du lịch đã trở thành ngành công nghiệp quan trọng nhất. Đảo này  cũng nổi tiếng với những loại trái cây cận nhiệt đới như quít, thơm và chuối. Nó cũng nổi tiếng với những thợ lặn phái nữ.

VÙNG PHÍA BẮC

Vùng phía Bắc của bán đảo được chia thành hai vùng địa lý: vùng P’yong-an-do ở phía Tây Bắc và vùng Hamgyong-do ở phía Đông Bắc. Vùng P’yong-an-do với nhiều đồng bằng hơn, được so sánh với vùng Kwanso, trong khí vùng Hamgyong-do được ví với vùng Kwanbuk. P’yong-an-do là vùng nông nghiệp chính của phía Bắc. Trái lại, miền Hamgyong-do, do địa hình núi non, có các hoạt động về mỏ và rừng là chính. P’yongyang, một trung tâm đô thị hàng đầu trong tỉnh P’yong-an-do, là thủ đô của Bắc Triều Tiên. Namp’o là cửa ngõ để đến P’yongyang Ham hung. Ch’rongjin là trung tâm chính của Hamgyong-do.

Một vùng địa lý thứ ba của miền Bắc, Hwanghae-do, nằm ở phía Nam O’yong-an-do. Trước kia vùng này là một phần của vùng trung tâm trước khi có cuộc chia đôi đất nước. Hwanghae-do có nhiều đặc điểm văn hóa giang như các vùng phía Tây trung tâm của bán đảo. Kaesong là thành phố chính của vùng này.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2274-02-633500913841718750/Dia-ly/Cac-vung-dia-ly.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận