Tài liệu: Hàn Quốc - Các vùng kiến tạo địa lý

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Nhìn chung nền đất thời tiền sử của bán đảo có quan hệ về kiến tạo với nền đất ở Mãn Châu và Trung Quốc.
Hàn Quốc - Các vùng kiến tạo địa lý

Nội dung

Các vùng kiến tạo địa lý

            Nhìn chung nền đất thời tiền sử của bán đảo có quan hệ về kiến tạo với nền đất ở Mãn Châu và Trung Quốc. Khối núi Pyeongbuk-Gaema hình thành phần phía Nam của khối núi Liao-Gaema ở phía Nam Mãn Châu và khối núi Gyeonggi và Sobaeksan của bán đảo Triều Tiên có tương quan với các khối núi Shandong và Fujian của Trung Quốc.

            Các trầm tích của đại cổ sinh nằm trên khối núi thời tiền sử ở các vùng lòng chảo Pyeongan và Okcheon có tương quan với những trầm tích ở lưu vực sông Hoàng Hà và sông Dương Tử. Mặt khác, những tảng đá thuộc đại trung sinh của vùng lòng chảo Gyeongsang ở phía Đông Nam bán đảo có thể nói là mở rộng về phía lòng chảo Kwanmon ở mũi Tây Nam của Nhật Bản qua eo biển Triều Tiên. Đá trầm tích thuộc kỷ thứ ba ở Phang, phân bố chủ yếu ở góc phía Đông Nam của Triều Tiên, nằm trên những phiến đá thuộc đại trung sinh.

ĐỘNG THỰC VẬT Ở TRIỀU TIÊN

            Thực vật

            Do bán đảo Triều Tiên kéo dài từ Bắc xuống Nam và do địa hình phức tạp, nhiệt độ và lượng mưa ở đây rất đa dạng. Nhiệt độ trung bình qua bốn mùa từ 50C đến 160C và lượng  mưa từ 500 mm đến 1.500 mm. Một môi trường như vậy làm cho vùng đất này trở nên đa dạng về thực vật. Người ta đã phân loại được 190 họ, 1.079 giống, 3.129 loài, 627 loại và 306 dạng khác nhau của thực vật, kể cả các loại cây không có hoa. Điều này có nghĩa là có hơn 4.000 loại cây khác nhau, trong đó có 570 loại cây đặc hữu. Nếu so sánh với các nước châu Âu có cùng khí hậu thì ở Đan Mạch chỉ có khoảng 1.500 loài và ở Anh Quốc chỉ có khoảng 2.000 loài. Nhiều loại cây ở Bắc Triều Tiên có các yếu tố giống như những cây mọc ở vùng Mãn Châu.

            Trong khi các loại cây thuộc vùng núi cao mọc ở miền Bắc và các khu vực đồi núi, vùng trung tâm và vùng đất thấp phía Tây lại chiếm ưu thế bởi các loài cây lá rộng rụng lá khu vực bờ biển phía Nam và các đảo ngoài khơi như đảo Jejudo và Ul1eungdo là nơi mọc nhiều những loại cây ôn đới ấm. Nhiều loại cây lá xanh quanh năm mọc ở các vùng phía Nam giống hệt hoặc tương tự với những loại tìm thấy ở vùng Tây Nam Nhật Bản. Trong khi có nhiều loại cây ở Triều Tiên có những yếu tố giống với các loài ở những nước láng giềng, những điều kiện của một môi trường đa dạng ở đây làm xuất hiện nhiều loại cây đặc hữu.

            Do nhiệt độ tương đối cao (140C) trải khắp khu vực phía Nam vùng bán đảo và các đảo ngoài khơi - Jejudo, Soheuksando và Ulleungdo - nên có rất nhiều loài cây sinh trưởng ở các vùng này. Ở vùng bờ biển của đảo Jejudo có hơn 70 loài cây thường xanh lá rộng. Ngoài ra còn nhiều loại cây thân thảo và các loại cây lá rộng rụng lá. Đảo Ulleungdo ở vĩ độ 370 Bắc có rất nhiều loại cây của vùng ôn đới ấm.

            Bán đảo Triều Tiên, ngoại trừ vùng cao của núi Hal1asan trên đảo Jejudo và dãy núi Taaebaeksanmaek, có khí hậu điển hình của vùng ôn đới. Do đó ở đây có rất nhiều những loại cây của vùng ôn đới.

            Các loại cây vùng ôn đới lạnh mọc nhiều ở phía Bắc Triều Tiên và trên các vùng núi, như núi Seoraksan (1.000 mét), núi Jirisan (1.300 mét) và núi Hallasan (1.500 mét), ở đó nhiệt độ trung bình hàng năm là 50C. Ở các vùng này loại cây điển hình là các loại lá kim và các loại lá rộng rụng lá.

            Tháng 7 là mùa các loài cây nở hoa rộ nhất. Tuy mùa Hạ là mùa nở hoa, nhưng có một số loài lại nở hoa và mùa Xuân và mùa Đông. Chẳng hạn như các loại cây gỗ thường có cao điểm nở hoa vào tháng 5. Vào mùa Đông có loại cây hoa trà nở hoa trên đảo Jejudo, đảo Heuksando và vùng bờ biển cực Nam.

            Động vật

            Lịch sử địa lý của Triều Tiên, cũng như địa hình và khí hậu của nước này đã chia vùng bán đảo thành các vùng cao và các vùng thấp. Thuộc vùng cao có dãy núi Myohyangsanmaek, cao nguyên Gaema và khu vực trập trùng của dãy núi Taebaeksanmaek. Phần lớn khu vực này trải dài khoảng 1.000 km từ núi Baekdusan ở biên giới Hàn Quốc - Mãn Châu.

            Đời sống động vật ở quanh vùng này có liên quan với đời sống ở rừng phương Bắc tại Mãn Châu, Trung Quốc, Siberi, Sakhalin và Hokkaido. Những loài tiêu biểu có: nai, sơn dương, chồn, gấu nâu, hổ, mèo rừng, chuột chù nước, chim trĩ cổ vòng Mãn Châu, gà gô đen, chim cú, chim mỏ to và chim gõ kiến ba ngón.

            Phần còn lại của đất nước là vùng đất thấp, có khí hậu dịu hơn. Hệ động vật ở đây có liên quan với hệ động vật ở Nam Mãn Châu, vùng trung tâm Trung Quốc và Nhật Bản. Các loài tiêu biểu ở đây có gấu đen, nai, chuột đồng, chim gõ kiến đen bụng trắng và chim trĩ cổ vòng.

            Có 407 loài chim được ghi nhận ở Nam Triều Tiên, trong số này có 90 loài là chim du cư. Trong số 317 loài còn lại có 52 loài thường trú và 265 loài di trú. Trong số các loài chim di trú có 112 loài đến đây vào mùa Đông, 63 loài đến vào mùa Hạ và 90 loài còn lại đến vào mùa Xuân và mùa Thu. Có 115 loài sinh sản ở Triều Tiên, trong đó 52 loài là chim bản xứ và 63 loài là chim di trú. Ở Bắc Triều Tiên có 14 loài chim khác. Trong số này các loài gà gô đen, chim cú, chim gõ kiến bụng màu hung, chim gõ kiến nhỏ, chim gõ kiến đen bụng trắng, chim gõ kiến ba ngón và chim sẻ đất lưng màu hung là những cư dân của vùng rừng núi Baekdusan, những loài còn lại là chim du cư.

            Có 6 dòng, 17 họ, 48 giống và 78 loài động vật có vú bản xứ ở Triều Tiên. Trong số này có 28 loài thuộc bộ dơi, 18 loài thuộc bộ gặm nhấm, 16 loài ăn thịt, 11 loài côn trùng và 7 loài có móng guốc. Những động vật lớn có hổ, báo, mèo rừng, mèo báo, chó sói, con lửng, gấu, chồn mactet, lợn lòi, hoẵng và sơn dương goran. Một số ít loài như dơi, chuột chù, chuột đồng sọc và chuột xạ chỉ tìm thấy ở Bắc Triều Tiên. Các loài như hổ, mèo rừng, hai loài nai, chồn zibelin chỉ tìm thấy ở khu vực cao nguyên của núi Baekdusan ở Bắc Triều Tiên. Các loài động vật hoang dã khác ở Nam Triều Tiên bao gồm 25 loài bò sát, 14 loài động vật lưỡng cư và 130 loài cá nước ngọt.

            Mười bảy loài động vật có vú sống trên cạn đã được tìm thấy tại đảo Jejudo. Gấu, nai, và mèo hoang nay đã tuyệt chủng và vùng đất này còn hoẵng, chồn, chuột đồng, chuột nhả và 2 loài dơi. Ngoài ra còn có 283 dạng chim và 8 loài bò sát và động vật lưỡng cư.

            Có 24 loài động vật hoang dã được xếp vào loại động vật cần được bảo tồn. Ngoài ra còn có 20 loài chim, 2 loài động vật có vú và vài loài côn trùng đã được xếp vào loại động vật có nguy cơ diệt chủng. Trong số những động vật cần được bảo tồn có giống gà lông mượt, cá voi xám California, ngựa Jeju, loài chó đặc hữu gọi là Jindogae, và bốn loài cá.

KHÍ HẬU VÀ THỜI TIẾT

            Chiếm diện tích 70% bề mặt trái đất, biển và nhân tố cơ bản của những thay đổi về khí hậu và thời tiết. Ở Đông Á, sự tương tác giữa các luồng không khí trộn lẫn với nhau và các đại dương thay đổi chậm chạp là nguyên nhân chính gây ra gió mùa, đặc biệt là ở Triều Tiên, Trung Quốc và Nhật Bản. Để có thể hiểu rõ hơn các hình thức này và chuẩn bị đối phó với những tác động của chúng, đã có những dự án hợp tác giữa các nhà khí tượng học hàng đầu của những quốc gia này. Về mặt địa lý, Triều Tiên là vùng chuyển tiếp giữa lục địa của Đông Bắc châu Á với vòng cung các đảo bao quanh phía Tây Thái Bình Dương. Bờ biển phía Tây hướng ra lục địa châu Á thì rất mẫn cảm với những ảnh hưởng của gió mùa vào mùa Đông. Trái lại, bờ biển phía Đông được che chắn gió mùa bởi dãy núi T’aebaeksan, xương sống của bán đảo Triều Tiên. Mặc dù nhìn chung Triều Tiên có đặc điểm của khí hậu gió mùa ôn hòa, vẫn có những khác biệt đa dạng về mặt địa ký, đặc biệt là vào mùa Đông.

            Ở Triều Tiên có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Sự tương phản giữa mùa Đông và mùa Hạ là rất lớn. Vào mùa, Đông trời lạnh gay gắt và Triều Tiên chịu ảnh hưởng chính của luồng không khí thổi từ Siberi. Mùa Hạ thì nóng và ẩm do ảnh hường biển của Thái Bình Dương. Còn những mùa chuyển tiếp là mùa Xuân và mùa Thu thì trời nắng và thường là khô ráo. Nhiệt độ trong tất cả các mùa có thấp hơn chút đỉnh so với các vùng ở cùng vĩ độ tại các lục địa khác, chẳng hạn như châu Mỹ hay Tây Âu. Nhiệt độ của Seoul gần với nhiệt độ của New York vốn ở vị trí cách xa về phía Bắc 500 km so với vĩ độ của Seoul.

            Ở Triều Tiên, sự chênh lệch nhiệt độ trung bình trong năm dao động từ 100C đến 160C, ngoại trừ các vùng núi. Tháng 8 là tháng nóng nhất với nhiệt độ trung bình từ 200C đến 260C. Tháng Giêng là tháng lạnh nhất với nhiệt độ trung bình từ -50C đến 50C. Lượng mưa  hàng năm khoảng 1.500 mm ở vùng trung tâm. Hơn một nửa lượng mưa tập trung vào mùa Hạ, trong khi lượng mưa vào mùa Đông ít hơn 10% so với tổng lượng mưa trong năm. Gió ở đây phổ biến và gió Đông Nam thổi vào mùa Hạ, và gió Tây Bắc thổi vào mùa Đông. Vào mùa Đông, từ tháng 12 đến tháng 2, gió mạnh hơn bất kỳ mùa nào khác trong năm. Những luồng gió nhẹ thổi từ đất liền ra biển chiếm ưu thế vào lúc gió mùa yếu đi vào các tháng chuyển tiếp – tháng 9 và tháng 10.

            Độ ẩm tương đối cao nhất vào tháng 7 với mức độ 80 – 90% ở cả nước, và thấp nhất vào tháng Giêng và tháng 4 với mức độ 30 – 50% Vào tháng 9 và tháng l0 độ ẩm ở mức quân bình là 70%. Gió mùa thổi vào bán đảo Triều Tiên từ phía Nam vào tháng 6, di chuyển chậm về hướng Bắc, mang theo một lượng mưa lớn.

            Mùa mưa ở Triều Tiên kéo dài một tháng, từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 7. Ngoài ra có một khoảng thời gian mưa ngắn vào đầu tháng 9 khi gió mùa ngưng thổi từ hướng Bắc. Mùa mưa kéo dài từ 30 đến 40 ngày từ tháng 6 đến tháng 7 trên khắp lãnh thổ Triều Tiên, với sự chênh lệch ngắn về thời  gian các điểm khác nhau, và chiếm hơn 50% lượng mưa của cả n năm.

            Lượng mưa phân bố trên vùng bán đảo này chịu ảnh hưởng chính bởi địa thế. Vùng bờ biển phía Nam và khu vực rừng núi kế đó có lượng mưa hàng năm lớn nhất, trên 1.500 mm. Trái lại, vùng lưu vực sông Amnokkang (Yatu) ở phía Bắc có lượng mưa hàng năm ít hơn 600 mm. Vì hầu hết lượng mưa tập trung vào khu vực trồng trọt ở miền Nam, lượng nước cung ứng cho nông nghiệp tại đây thường là đầy đủ. Mặc dù lượng mưa trung bình hàng năm cao hơn 1.200 mm, Triều Tiên vẫn chịu nạn hạn hán do sự dao động lớn và sự khác biệt về lượng mưa giữa các vùng, làm cho việc quản lý nguồn nước trở nên khó khăn.

            Hàng năm có khoảng 28 cơn bão thổi đến vùng Tây Thái Bình Dương. Nhìn chung, chỉ khoảng hai hoặc ba cơn bão trong số này là đến bán đảo Triều Tiên, trong khoảng từ tháng 6 đến tháng 9.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2274-02-633500914297812500/Dia-ly/Cac-vung-kien-tao-dia-ly.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận