Tài liệu: Hồ nước mặn

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Ngày 4-11-1966, một cơn bão nổi lên, thuỷ triều dâng cao chưa từng có, toàn thành phố Veniee ngập chìm trong nước.
Hồ nước mặn

Nội dung

Hồ nước mặn

Ngày 4-11-1966, một cơn bão nổi lên, thuỷ triều dâng cao chưa từng có, toàn thành phố Veniee ngập chìm trong nước. Quảng trường Sinh - Mark nổi tiếng bị ngập chìm dưới hơn một mét nước. Tai hoạ này đè nặng lên thành phố Venice. Chính phủ Italia ban bố tình trạng khẩn cấp, thành lập một uỷ ban cứu trợ Venice, đồng thời UNESCO cũng phát động một phong trào quốc tế cứu vãn thành phố này và nghiên cứu các giải pháp để bảo vệ Venice và hồ nước mặn của nó.

Thành phố Venice phần lớn xây dựng trên những cọc cắm sâu trong lớp trầm tích không ổn định ở giữa một hồ nước mặn rất lớn hình lưỡi liềm, dài khoảng 50 km, rộng 10 km cách biển Adriatic bằng một hàng rào đảo nhỏ và bán đảo. Xưa nay thành phố Venice vốn vẫn bị nước biển làm hư hỏng nền móng nhà cửa phố xá, đặc biệt với những đợt triều cường ngày càng diễn ra thường xuyên làm cho các đảo ngày một lún sâu xuống lòng hồ mặn nhanh hơn trước rất nhiều.

Trong thế kỷ XX người ta đã biến khoảng 2.500 ha hồ mặn phục vụ cho mục đích nông nghiệp. Tại đây người ta đã cho xây dựng một sân bay và một con đường đã hình thành những khu công nghiệp và ngư nghiệp. Những biến đổi ấy dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, không khí, làm tróc lở nhiều công trình xây dựng và kiệt tác nghệ thuật đã được tạo dựng trước đây. Vấn đề đặt ra muốn bảo vệ Venice cần quản lý một cách hợp lý hệ sinh thái của hồ nước mặn. Bởi hồ mặn có một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chung của thành phố Venice. Do đó cùng với Venice, hồ nước mặn của nó đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới năm 1987.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4113-02-633704662792412500/Italia/Ho-nuoc-man.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận