HỘI KHOA HỌC HOÀNG GIA ANH
Còn gọi là hội khoa học Hoàng gia London, thường gọi là ''hội xúc tiến khoa học tự nhiên London'', thành lập vào năm 1660 và đến 1662 thì nhận được chứng nhận đặc biệt của Hoàng gia. Đây là hội khoa học có lịch sử lâu đời nhất trên thế giới và không hề bị gián đoạn, người được chọn làm hội viên hội khoa học Hoàng gia là một vinh dự rất lớn. Nhà khoa học vĩ đại Newton đã từng đảm nhiệm chủ tịch hội khoa học Hoàng gia trong hơn 20 năm. Từ năm 1915, người đảm nhiệm chủ tịch hội khoa học Hoàng gia đều là những người được giải thưởng Nobel.
Nhiệm vụ của hội khoa học Hoàng gia là: tư vấn cho chính phủ về các mặt phát triển khoa học kỹ thuật quốc gia, cấp kinh phí nghiên cứu, đề nhiệm hoặc miễn nhiệm trong các vấn đề nhân sự. Tài trợ cho việc khảo sát điều tra; tổ chức giao lưu với các nhà khoa học cấp cao người nước ngoài; tổ chức các hội nghị khoa học; xuất bản các công trình, tài liệu khoa học, trao tặng các danh hiệu khoa học; tài trợ cho các bài giảng khoa học, trao tặng giải thưởng khoa học, huy chương khoa học v.v..
Hội khoa học Hoàng gia là một tổ chức xã hội độc lập, không hề có sự phụ thuộc với bất kỳ cơ quan chấp pháp nào của chính phủ, theo các chế định, chương trình của chính mình và người lãnh đạo không cần có sự phê chuẩn của chính phủ.
Việc tuyển chọn các hội viên mới cho hội khoa học Hoàng gia phải có ít nhất là 6 hội viên đương nhiệm đề cử và bảo đảm. Vào tháng 3 hàng năm, hội tiến hành tuyển chọn hội viên; hàng năm hội có tuyển chọn hội viên nước ngoài với số lượng không quá 4 người. Cơ quan lãnh đạo của hội là các uỷ viên hội đồng, có 21 thành viên, mỗi năm phải bầu chọn 10 thành viên hội đồng mới thay thế cho một số cũ tương ứng. Trừ các uỷ viên công tác, mỗi thành viên hội đồng đảm nhiệm không quá hai nhiệm kỳ. Hội trưởng và thư ký của hội đảm trách không quá 5 năm xuất bản phẩm chính của hội là: “Công trình triết học cuả hội khoa học Hoàng gia London”.