PHƯƠNG PHÁP LUYỆN GANG THÉP SỚM NHẤT THẾ GIỚI
Trung Quốc là nước sản xuất gang sớm nhất trên thế giới. Từ thế kỷ VI trước công nguyên vào thời Xuân Thu đã có đồ dùng bằng gang, so với châu Âu sớm hơn 2000 năm. Về sau người Trung Quốc đã dùng gang luyện thành thép, là nơi phát minh ra kỹ thuật luyện gang thép.
Nếu thêm cácbon (than) vào thép non (sắt) hoặc giảm lượng cacbon trong gang thì sẽ tạo được thép. Người Trung Quốc thời cổ đại chủ yếu dùng phương pháp loại bỏ cacbon trong gang để luyện thép. Có hai phương pháp loại bỏ cacbon là ''xào gang'' và rót gang. Phương pháp loại bỏ cacbon trong gang để luyện thép bắt đầu từ thời Chiến Quốc. Quá trình loại bỏ cacbon này được tiến hành như sau: Người ta lấy các vật đúc bằng gang trắng đem gia nhiệt kết hợp thổi ôxy, sau đó để nguội, lại gia nhiệt thổi oxy qua mỗi lần gia công, vật liệu lại trở nên bền hơn một chút. Vì lý do đó người ta đặt tên phương pháp này là ''bách luyện pháp'' (phương pháp luyện 100 lần). Vì trong quá trình luyện thép này có thao tác giống như khi ta xào rau nên phương pháp được đặt tên là ''xào gang''. Trong phương pháp này người ta đem gang gia nhiệt đến trạng thái chảy lỏng, sau đó oxy Hóa cacbon, sau mấy giờ là biến được gang thành thép, nhưng rất khó khống chế thành phần và tính năng của thép vừa luyện được. Phương pháp rót được khởi đầu từ đời Đông Hán, đến thời Nam – Bắc Triều thì đã thành thục. Nội dung phương pháp là thông qua việc chọn tỉ lệ phối liệu khi trộn gang và thép non (sắt) nên khống chế hiệu quả thành phần của vật liệu chế tạo được, nên luyện được loại thép theo yêu cầu.
Ở châu Âu mãi đến thế kỷ XIX mới có kỹ thuật luyện gang thép. Vào năm 1845, một người Anh là Cairy đã học tập kỹ thuật luyện gang thép ở các công xưởng của Trung Quốc, đến năm 1856 mới phát triển thành ngành kỹ thuật gang thép đầu tiên ở châu Âu. Năm 1858, Besemer phát minh lò luyện thép nổi tiếng mang tên ông. Từ đó về sau kỹ thuật luyện kim của châu Âu không ngừng phát triển và đã vượt hẳn Trung Quốc.