“MỘNG KHÊ BÚT ĐÀM” – TẤM BIA GHI LỊCH SỬ KHOA HỌC KỸ THUẬT TRUNG QUỐC
Đến đời nhà Tống, khoa học kỹ thuật Trung Quốc đã phát triển đến đỉnh cao. Nhà khoa học kiệt xuất Thẩm Quát (1031 - 1095) đã tổng kết và ghi lại trong tác phẩm “Mộng khê bút đàm”.
''Mộng khê bút đàm'' có 26 quyển. Sau ''Mộng khê bút đàm'', Thẩm Quát còn viết “Bổ bút đàm'' (bổ sung cho sách bút đàm) có 3 quyển và ''tục bút đàm'' (tiếp cho bút đàm) có 1quyển. Sách viết các vấn đề liên quan đến quân sự, pháp luật, văn học nghệ thuật, khảo cổ, âm nhạc, toán học, vật lý, Hóa học, xây dựng, sinh vật, nông nghiệp, y dược… lĩnh vực hết sức rộng rãi, trong đó các vấn đề liên quan đến khoa học kỹ thuật chiếm hơn một nửa.
Vì giai cấp phong kiến thống trị thời xưa xem thường các phát minh sáng tạo, cho đó là các trò “tỉa tót tẩn mẩn”, nên các sử quan khó mà đề cập đến các vấn đề thủ công khéo tay và cấc nghề nghiệp. Trong ''Mộng khê bút đàm'' đã ghi chép nhiều về các trí tuệ bình dân. Trong đó có nói đến phát minh đầu tiên về sáng tạo các con chữ in của Hoa Thăng. Nói đến Vệ Bốc xuất thân bình dân đã sáng chế lịch pháp ''Phụng nguyên lịch'', lịch pháp tiên tiến nhất thời đó. Sách cũng viết về Cao Siêu, người đã sáng tạo một phương pháp hàn khẩu đê hữu hiệu. Bộ sách cũng giới thiệu ''Mộc Kinh'' - sách của Mộc Cân - tổng kết các kinh nghiệm về việc dựng các tháp gỗ và nhà lầu gỗ nhiều tầng, nói đến các cấu kiện bằng gỗ trong kiến trúc, v .v. . .
“Mộng khê bút đàm” còn ghi 1ại nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật to lớn thời bấy giờ: Ví dụ về việc phát hiện góc từ thiên cho rằng thủy triều chủ yếu do lực hấp dẫn của Mặt Trăng gây nên; đề xuất việc bỏ tháng nhuận lấy 12 tiết khí để lập ra lịch một năm ''12 tiết khí'', đó là những chỗ trống trong lịch sử khoa học Trung Quốc.
Hết sức chú trọng đến khoa học kỹ thuật ứng dụng - đó là đã điểm của “Mộng khê bút đàm”, phản ảnh một nét lớn của tư tưởng khoa học kỹ thuật Trung Quốc. Trong sách có ghi chép phương pháp chia đoạn để đo đê, từ công việc trị thuỷ mà tổng kết lại; từ công việc đo đạc ruộng đất đã đi đến cách đo độ dài các đường cong. Trong sách cũng coi trọng các biện pháp diệt côn trùng gây hại trong nông nghiệp, chế tạo các binh khí chống lại kẻ địch xâm phạm, cho đến các lực lượng gây hại trong tự nhiên như địa chất vòi rồng cũng có chú ý thích đáng.
''Mồng khê bút đàm'' đã ghi chép lại nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật có thể xếp vào loại hàng đầu thế giới ví như: căn cứ vào Hóa thạch để suy đoán sự thay đổi khí hậu, so với phương Tây sớm hơn 400 năm, dùng học thuyết sự xâm thực dòng chảy để giải thích sự hình thành bình nguyên Hoa Bắc và đỉnh Ung Đảng Sơn, so với phương Tây sớm hơn 700 năm; lịch 12 khí, so với lịch tương tự ở châu Âu là lịch Shaw Bernard thì sớm hơn 800 năm. Thẩm Quát đã tính toán tổng số nước cờ vây là 3361 nước cũng như các phương thức sắp xếp viết ra khoảng mấy chục vạn chữ, đó là điều vào thời cổ đại trên thế giới chưa hề có. Vì thế cũng không lạ là nhà lịch sử khoa học phương Tây là Lý Yêu Sắt đã từng viết ''Mộng khê bút đàm'' là tấm bia ghi lịch sử khoa học Trung Quốc và tác giả Thẩm Quát là nhân vật xuất sắc trong toàn bộ lịch sử khoa học Trung Quốc.