Người dân Mỹ
Mỹ là một nước đa chủng tộc, đây là kết quả của nhiều đợt di dân từ nhiều quốc gia trên thế giới. Vào năm 2004, dân số của Mỹ là 297 triệu người, tăng khoảng 49 triệu so với năm 1990. Dân số là nguồn tài nguyên có giá trị của nước này. Những cư dân đầu tiên ở Mỹ là người châu Mỹ bản địa, họ từ châu Á di cư tới đây hàng ngàn năm trước. Ngày nay, có khoảng 2 triệu người Mỹ bản địa đang sống tại Mỹ, chủ yếu là các bang phía Tây. Sau khi Christopher Columbus đặt chân lên Tây Ấn vào năm 1492, những người châu Âu là người Anh, Tây Ban Nha, Đức, Pháp và Hà Lan đã theo nhau đến định cư ở châu Mỹ. Vào thế kỷ XVIII, nô lệ da đen được đưa tới châu Phi đến đồn điền của các bang miền Nam. Sau thế kỷ XIX, nạn mất mùa khoai tây đã dẫn đến cuộc di dân lớn của người Ailen lên đất Mỹ. Kể từ đó, đã có thêm làn sóng người di cư từ Trung Quốc, Nam và Đông Âu, Mỹ La Tinh và châu Á. Một số người di cư đến Mỹ để chạy trốn khỏi sự hành quyết tôn giáo. Những người khác đến đây vì muốn có cơ hội tốt hơn cho cuộc sống của bản thân và con cái. Ngày nay, hầu hết người di cư đến Mỹ là từ Mỹ La Tinh, đặc biệt là Mêhicô.
Người di cư Mêhicô
Mỹ nằm sát Mêhicô, và chính mức sống cao ở Mỹ đã có tác dụng như một nam châm thu hút người nhập cư từ Mêhicô. Vào năm 2003, GNI trên đầu người của Mỹ là 37.610 đô la Mỹ so với ở Mêhicô chỉ là 6,230 đô la Mỹ. Ở Mêhicô, cơ hội việc làm ít hơn và gần 40% dân số Mêhicô thất nghiệp.
Ở Mỹ, người Mêhicô thường được thuê làm nhân công tham gia sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ tại các bang như California. Rất nhiều người định cư luôn và trở thành công dân hợp pháp của Mỹ, Năm 2000, có 21 triệu người Mêhicô sống ở Mỹ chiếm gần 8% dân số nước Mỹ. Riêng California có tới gần 4 triệu người Mêhicô, con số này hầu như tương ứng với số người Mêhicô nhập cư bất hợp pháp. Ở biên giới Mêhicô đã có nhiều lính gác được bố trí tuần tra nhằm ngăn chặn người nhập cư bất hợp pháp.
Dọc theo con sông Rio Grande, nằm ở biên giới giữa bang Texas và Mêhicô, nhiều người nhập cư cố gắng để bơi được qua. Nhiều người nhập cư muốn tìm được cơ hội có việc làm, được chăm sóc sức khoẻ và cho con em họ hưởng điều kiện giáo dục tốt. Để làm được điều này, họ sẵn sàng làm những công việc nặng nhọc lương thấp, những công việc mà ít người Mỹ muốn làm.
Trước hết, người nhập cư Mêhicô được tập trung lại ở các bang phía Nam như California và Texas, nơi có chung đường biên giới với Mêhico. Vào năm 2000, lần đầu tiên tại California số người nói tiếng Tây Ban Nha át hẳn số người nói tiếng Anh. Người Mêhicô hiện tại thường di cư đến những vùng khác của nước Mỹ, nơi sự cạnh tranh nghề nghiệp ít khắc nghiệt hơn. Một số người thậm chí còn di cư đến cả Alaska để làm việc trên những con tàu đánh cá. Ảnh hưởng của người Mêhicô có thể được thấy rõ trên các đường phố của hầu hết các thành phố ở Mỹ. Có những lễ hội, cửa hàn thực phẩm và nhà hàng theo phong cách Tây Ban Nha, cũng như có cả kênh truyền hình và đài phát thanh bằng tiếng Tây Ban Nha. Những người nhập cư mới, nhìn chung muốn trở thành người Mỹ. Tuy nhiên, họ vẫn duy trì ngôn ngữ và văn hóa của mình.