ITALIA TRƯỚC CHIẾN TRANH
Từ 1901 đến 1914, thủ tướng Giovanni Giolitti nắm quyền ở Italia. Ông đã tiến hành một cuộc hiện đại hóa về chính trị, xã hội và kinh tế. Giolitti đã bị chỉ trích là can thiệp vào quá trình bầu cử, khoan dung cho chế độ bảo hộ và thiết lập một chế độ nghị viện chuyên chính. Nhưng ông ta cũng được hoan nghênh như là một người đánh đấu cho nước Italia hiện đại.
Trong nhiệm kỳ của ông, nhiều cuộc cải cách đã được tiến hành. Quyền của công nhân được đình công để đòi tăng lương đã được thừa nhận, những thay đổi trong luật bầu cử đã làm gia tăng quyền bầu cử của nam giới, Thiên chúa giáo La Mã đã được đưa vào đời sống chính trị của Italia, và pháp chế đại diện cho miền Nam vốn yếu kém về kinh tế cũng đã được thông qua.
Trong chính sách đối ngoại, mối quan hệ với Pháp được cải tiến, trong khi đó Italia vẫn ở trong Liên minh Tay ba. Trong thời kỳ của Giolitti, mức tăng trưởng công nghiệp của Italia là 87%, và lương công nhân đã gia tăng trên 25% mặc dù thời gian làm việc được rút ngắn hơn. Italia trở thành một đất nước dân chủ đang trên đà phát triển, nhưng quá trình này lại bị ngưng trệ do việc tham gia vào Thế chiến Thứ I.