Tài liệu: Làm thế nào để bắt được kẻ vô hình

Tài liệu
Làm thế nào để bắt được kẻ vô hình

Nội dung

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẮT ĐƯỢC KẺ VÔ HÌNH

 

Trong thế kỉ XIX các nhà thiên văn đã sử dụng cặp nhiệt - hai sợi dây kim loại khác nhau được chắp lại với nhau để phát hiện bức xạ hồng ngoại. Nếu tia hồng ngoại nóng chỗ chúng nối vào nhau thì ở hai đầu dây xuất hiện một suất điện động. Khi đó ta có thể biết được cường độ tia hồng ngoại chiếu vào cặp nhiệt và qua đó biết được nhiệt độ của thiên thể. Bằng cách đó trong thế kỉ trước người ta đã xác định nhiệt độ trên bề mặt của Mặt Trăng và sau đó là nhiệt độ trên các hành tinh.

Bước tiếp theo là sự ra đời của nhiệt kế bức xạ (bolometer). Thành phần chính của dụng cụ này là một thanh kim loại dát mỏng nhuốm đen một chất đặc biệt. Nó hấp thụ các tia hồng ngoại. Điện trở của lá kim loại thay đổi khi nhiệt độ tăng. Đo sự thay đổi đó ta cũng có thể xác định được cường độ của bức xạ hồng ngoại chiếu vào nó. Ngày nay người ta dùng các tinh thể bán dẫn làm chức năng bộ dò (đêtectơ) rất có hiệu quả.

Tuy nhiên độ nhạy của các dụng cụ này cũng không cao, và khó khăn của việc đo lại rất lớn. Bởi không chỉ có sao và các hành tinh bức xạ trong dải hồng ngoại mà tất cả các vật thể nói chung, trong đó có chi tiết của dụng cụ đều bức xạ hồng ngoại. Nó dập tắt tín hiệu yếu từ các thiên thể. Để giảm bớt những tạp nhiễu ấy người ta làm mát dụng cụ - ban đầu bằng "băng khô" (axit cacbonic rắn, sau này bằng nitơ lỏng và cuối cùng là bằng hêli lỏng. Để giảm bớt sự bức xạ của bản thân bộ dò, người ta làm mát cả bộ dò. Chỉ như vậy độ nhạy của máy mới đáp ứng được các yêu cầu của các nhà thiên văn.

Các gương lõm bình thường được dùng làm thiết bị thu nhận trong kính thiên văn hồng ngoại cũng như trong các quan sát quang học. Song yêu cầu về sự chính xác của sự gia công mặt phản xạ ở đây thấp hơn nhiều, bởi vậy việc tạo ra các kính thiên văn phản xạ có đường kính gương từ 2 đến 4 m là không khó về mặt kĩ thuật.

Sự quan trắc trong vùng các tia hồng ngoại có thể được. tiến hành bằng các kính thiên văn trên mặt đất, được đặt trên núi cao, trên khinh khí cầu hoặc thậm chí trên cả máy bay tầm cao. Từ khi kĩ thuật vũ trụ phát triển, kính thiên văn được đặt trên các vệ tinh: Việc đưa kính) thiên văn hồng ngoại Mỹ - Anh - Hà Lan (IRAS) lên quỹ đạo gần mặt đất năm 1983, trong đó người ta dùng hêli lỏng để làm mát máy thu có một ý nghĩa to lớn. Kính thiên - văn hoạt động trên quỹ đạo được một năm cho đến khi lượng dự trữ 300- lít hêli bốc hơi hết. Trong thời gian đó, các nhà khoa học biết thêm được rất nhiều về vũ. trụ hồng ngoại.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/446-02-633329640299462500/Vu-tru-hong-ngoai-va-tu-ngoai/Lam-the-nao-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận