Tài liệu: Sự phát hiện ra bức xạ hồng ngoại

Tài liệu
Sự phát hiện ra bức xạ hồng ngoại

Nội dung

SỰ PHÁT HIỆN RA BỨC XẠ HỒNG NGOẠI

 

Năm 1800 Uyliam Hecsen đã tiến hành một thí nghiệm mở ra một "kỉ nguyên của cái vô hình" trong thiên văn học. Nhà bác học quyết định kiểm tra xem các tia của các bộ phận khác nhau của phổ có phát nhiệt như nhau không. Cho một chùm ánh sáng Mặt Trời xuyên qua lăng kính, ông đặt những chiếc nhiệt kế lần lượt dọc theo dải cầu vồng của phổ, sao cho chúng được các tia có màu khác nhau chiếu vào. Còn một chiếc nhiệt kế khác, ông để ra ngoài biên ải màu cạnh mép màu đỏ của phổ. Thì ra chiếc nhiệt kế không có một tia sáng nhìn thấy được nào chiếu vào cũng nóng lên. Và Hecsen đi đến kết luận rằng ngoài bức xạ nhìn thấy được còn có bức xạ không nhìn thấy được. Ông gọi đó là bức xạ hồng ngoại (tiếng Anh: infrared- ở phía ngoài màu đỏ).

Ngày nay chúng ta đã biết bức xạ hồng ngoại chiếm một phần rộng lớn của phổ sóng điện từ, nằm giữa sóng vô tuyến và ánh sáng màu đỏ: từ 1mm (1000 m đến 0,8 m. Vả lại khí quyển Trái Đất đối với phần lớn tia hồng ngoại là không trong suốt (nó chỉ cho bức xạ trong phạm vi 075 - 5 mm đi qua). Hơi nước và khí cacbonic là hai vật hấp thụ bức xạ chính. Khí cacbonic (điôxit cacbon) là thủ phạm chính trong việc nung nóng khí quyển do hậu quả của cái gọi là hiệu ứng nhà kính.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/446-02-633329639678993750/Vu-tru-hong-ngoai-va-tu-ngoai/Su-phat-hien...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận