LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÂN TÍCH TÍNH TƯƠNG QUAN
CỦA NHỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN KHÁC NHAU?
Rất nhiều người đầu tư mua chứng khoán đều quan tâm một vấn đề như sau: những thị trường chứng khoán khác nhau phải chăng có tính tương quan? Ví dụ giữa hai thị trường chứng khoán lớn của Trung Quốc, sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải và sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến (dưới sẽ gọi tắt là phố Lô và phố Thâm) phải chăng có tính tương quan?
Một cách đơn giản để phân tích hai thị trường này, cùng giảm hay cùng tăng, hay là một cái tăng cái kia giảm, hoặc là thị trường kia tăng hay giảm thì thị trường còn lại không chịu một ảnh hưởng nào.
Dưới đây là tổng hợp tình hình lên xuống của chỉ số cổ phiếu 10 ngày bất kỳ sau khi đóng cửa thị trường cổ phiếu của hai thị trường ( “+” là lên ''-'' là xuống)

Từ bảng có thể thấy, có năm ngày chỉ số của hai thị trường cùng lên, có ba ngày cùng xuống còn lên và một xuống chỉ có hai ngày, từ đó xem ra, tính tương quan của chỉ số hai thị trường tương đối tỐt. Nhưng mặt khác chúng ta biết được rằng, cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán cũng từng bước tiến lên, vì thế số ngày mà chỉ số của hai thị trường cùng lên nhiều hơn một chút, điều đó đủ để nói rằng tính tương quan của hai thị trường rất lớn. Để loại bỏ xu hướng phát triển này, chúng ta cùng xem khác biệt (sai số) giữ chỉ số lên xuống và bình quân lên xuống của hai thị trường. Trong 10 ngày này chỉ số bình quân lên xuống của hai thị trường lần lượt là +5,651 và +2,612, sai số là:

Bây giờ chúng ta thấy sự sai lệch về sự lên xuống của chỉ số 2 thị trường là có 9 ngày cùng dương và 9 ngày cùng âm, còn chỉ có 1 ngày là một âm một dương, chứng tỏ tính đồng bộ là rất tốt.
Để nói rõ tính đồng bộ này tốt như thế nào thì cũng chính là dùng một con số để nói rõ độ lớn của tính đồng bộ, chúng ta nhân các chỉ số lên xuống tương ứng của hai thị trường lại, sau đó tính giá trị bình quân. Nếu cùng dương cùng âm nhiều (tính đồng bộ tốt), tích dương khá nhiều, giá trị bình quân là dương. Nếu lên xuống không có quan hệ lớn, tích có lúc dương lúc âm, giá trị bình quân xấp xỉ bằng 0. Tính toán để tìm ra giá trị bình quân của sự khác biệt về sự lên xuống của 2 thị trường:
C = [3,559x(-0,182) + . . . + (6,601) x (-0,382)]
10
~ 47,32
Giá trị bình quân này gọi là sai số hiệp phương của sự lên xuống chỉ số của hai thị trường. Do việc tính chỉ số của hai thị trường không thống nhất, để tiện cho việc nói rõ tính tương quan, lại xem sai số tiêu chuẩn của chỉ số lên xuống của hai thị trường, lần lượt là 11,76 và 4,27 thì dùng sai số hiệp phương chia cho tích của hai sai số tiêu chuẩn, thương là:
p = 47,32
(11,76 x 4,27)
0,94
Thương số này được gọi là hệ số tương quan của chỉ số lên xuống của hai thị trường, hệ số tương quan là dương thì tính đồng bộ của hai thị trường là tốt, lúc này gọi chỉ số lên xuống của hai thị trường là tương quan dương; Giá trị dương càng lớn (lớn nhất là 1) thì tính đồng bộ càng rõ. Hệ số tương quan là âm thì tính đồng bộ của hai thị trường là khác nhau, lúc này gọi là tương quan âm, giá trị âm càng nhỏ (nhỏ nhất là - 1) thì tính dị bộ càng rõ. Khi hệ số tương quan bằng 0 thì chỉ số lên xuống của hai thị trường không có mối liên hệ nào.
Đương nhiên, những chỉ số ở trên chỉ giải thích được một mặt về tính tương quan của hai thị trường cổ phiếu, số liệu được dùng chỉ là sự lên xuống trong 10 ngày thì không thể khái quát được toàn bộ sự phức tạp của thị trường chứng khoán.