Tài liệu: Malaysia - Kinh tế năm 2001

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Nền kinh tế của Malaysia trong năm 2001 vẫn giữ được sức đi lên trong bối cảnh thử thách của môi trường bất ổn bên ngoài.
Malaysia - Kinh tế năm 2001

Nội dung

KINH TẾ NĂM 2001

TỔNG SẢN PHẨM QUỐC DÂN

            Nền kinh tế của Malaysia trong năm 2001 vẫn giữ được sức đi lên trong bối cảnh thử thách của môi trường bất ổn bên ngoài. Trong khi kinh tế thế giới bị suy thoái và tình hình nghiêm trọng hơn dự kiến, cùng với sự kiện ngày 11 tháng 9 tại Mỹ đã tác động lộng rãi đến mọi nền kinh tế, Malaysia đã có khả năng tránh khỏi một sự co rút về kinh tế và sự tăng trường trong tổng sản phẩm quốc dân vẫn duy trì ở mức ổn định.

            Tuy nhiên, mặc dù với phần mậu dịch chiếm 200% tổng sản phẩm quốc dân, Malayasia vẫn không tránh khỏi những ảnh hưởng của sự suy giảm trong nền kinh tế của Mỹ và sự suy sụp trong ngành điện tử toàn cầu. Điều này thể hiện trong việc suy giảm sản xuất là mức tăng trưởng âm về xuất khẩu, đặc biệt là mặt hàng điện tử. Nhưng dù sao, với những nỗ lực của chính quyền kể từ cuộc khủng hoảng tài chính của châu Á năm 1997/98 nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế qua việc tăng cường các hoạt động kinh tế nội địa và giảm thiểu tình trạng quá lệ thuộc vào xuất khẩu, nước này đã duy trì được một mức tăng trưởng kinh tế dương tính, mặc dù với một tỉ lệ khiêm tốn là 0,4%. Sự tăng trưởng này đạt được nhờ vào tình hình lạm phát thấp và mức lao động được huy động tối đa.

            Các biện pháp kích thích tài chính và một chính sách tiền tệ điều hòa, cùng với việc tái tổ chức lại các bộ phận kinh tế đã giúp nền kinh tế nước này chịu đựng được những thử thách của môi trường bên ngoài. Cụ thể, sự gia tăng lượng tiêu dùng lên 1,9 tỉ USD đã giúp xoa dịu những tác động xấu của các khu vực yếu kém bên ngoài. Số lượng đầu tư nhà nước đã giữ được con số tăng trưởng là 15,5%. Số lượng tiêu dùng cũng tăng trưởng mạnh với con số 11,9%. Số lượng đầu tư ở khu vực tư nhân giảm đến 19,7%, phản ánh tình trạng số lượng cầu bên ngoài giảm sút và khả năng dư thừa ở một số bộ phận kinh tế, đặc biệt là trong các ngành sản xuất để xuất khẩu. Với các biện pháp của chính quyền nhằm làm tăng thu nhập cá nhân, giảm thuế và nới lỏng trong việc mua xe trả góp, cùng với lãi suất cho vay hạ, việc tiêu dùng cá nhân đã tiếp tục tăng 2,8%

            Về mặt cung ứng, hầu hết các bộ phận chủ lực đều bị tác động bởi sự giảm thiểu kinh tế trên toàn thế giới và sự suy giảm trong nhu cầu về hàng điện tử của toàn thế giới. Bộ phận sản xuất, vốn đang có mức tăng trường cao trong vòng gần hai năm, đã gặp phải một sự suy thoái tăng trưởng trong lượng hàng sản xuất, đặc biệt là trong các ngành theo hướng xuất khẩu. Tuy nhiên sự suy thoái này một phần được xoa dịu bởi tình hình của các ngành sản xuất cho nhu cầu nội địa, vốn được hưởng lợi từ chính sách kinh tế mở rộng của bộ phận nhà nước.

            Những bộ phận kinh tế nội địa khác, đặc biệt là bộ phận dịch vụ tiếp tục tăng trưởng mạnh với mức 4,9% nhờ vào sự thực hiện tốt hơn các dịch vụ của nhà nước và của các bộ phận khác. Những biện pháp kích thích tài chính, việc tư hữu hóa các dự án về cơ sở hạ tầng và phát triển nhà ở trong môi trường lãi suất thấp đã góp phần vào sự tăng trưởng 2,3% trong lĩnh vực xây dựng. Trong lĩnh vực nông nghiệp, giá trị sản xuất cũng tăng trường 2,5%, phần lớn ở bộ phận sản xuất dầu cọ. Nhìn chung, hiệu quả của của các biện pháp, chính sách đưa ra và cấu trúc kinh tế đa dạng của Malaysia đã xoa dịu phần nào ảnh hưởng của sự suy thoái trong đầu ra của các ngành công nghiệp hướng xuất khẩu.

LẠM PHÁT

            Trong năm 2001, lạm phát được giữ ở mức thấp. Chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng l,4% nhờ sự ổn định của tỉ giá hối đoái, mức lạm phát thấp ở nước ngoài, giá nhiều mặt hàng tiêu dùng thấp và khả năng vượt trội của nhiều bộ phận kinh tế. Tỉ giá điều hòa giữa đồng Ringgit và đồng đô la Mỹ cũng như mức chi trả của người sản xuất giảm 5% đã góp phần vào mức lạm phát thấp này.

THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

            Ảnh hưởng của sự suy giảm các hoạt động kinh tế cũng phản ánh trong thị trường lao động, đặc biệt là với số công nhân bị cắt giảm trong bộ phận sản xuất. Tuy nhiên, với sự linh hoạt của thị trường lao động và các biện pháp được áp dụng ba; những người thuê mướn lao động (chẳng hạn như giảm lương hoặc ngừng sản xuất tạm thời), số lượng lao động bị cắt giảm đã bị hạn chế. Trong năm, tình hình suy giảm chung đã ảnh hưởng đến số lượng người lao động ở một mức tương đối hài hòa. Số lượng người lao động tăng từ 9,5 triệu người lên 9,9 triệu người, trong khi đó số lượng thất nghiệp cũng tăng từ 3,1% của năm 2000 lên 3,7% của năm 2001. Số lượng người lao động bị cắt giảm là 38.116 người, 75,6% trong số đó thuộc bộ phận sản xuất. Số lượng việc làm tăng 6,5% với con số 131.459 chỗ làm.

NGOẠI THƯƠNG

            Vị trí đối ngoại của Malaysia về cơ bản vẫn vững mạnh mặc dù có sự suy giảm trong nền kinh tế thế giới. Thực tế là về mặt cán cân chi phó, Malaysia có thặng dư trong năm 2001. Sự tiến triển này một phần nhờ vào nguồn chi tài chính ít hơn. Thặng dư tương đối lớn, mặc dù có bị thu hẹp lại đôi chút so với năm trước là 7,2 tỉ USD, tương đương 8,9% tổng sản lượng quốc gia (so với năm 2000 là 8,4 tỉ USD, tương đương 10,2% tổng sản lượng quốc gia).

            Về mặt mậu dịch, việc suy giảm kinh tế thế giới và nhu cầu về hàng điện tử toàn cầu giảm mạnh đã có tác động mạnh đến việc xuất khẩu, vốn ổn định từ năm 1987, hàm số lượng suy giảm 10,4%. Hầu như tất cả các mặt hàng xuất khẩu đều bị tác động, đặc biệt là hàng điện tử và các thiết bị điện phi gia dụng cũng như những mặt hàng chủ lực như dầu thô và dầu cọ. Tuy nhiên với cơ cấu mức nhập khẩu cao trong xuất khẩu, cùng với tình hình điều hòa các nhu cầu nội địa, tổng lượng nhập khẩu cũng giảm được 9,9%. Điều này đã giúp giữ cho mức thặng dư không bị suy giảm nhiều, đạt mức 14,1 tỉ USD (năm 2000 là 16,3 tỉ USD).

            Về mặt dịch vụ, số tiền bị thiếu hụt giảm, chỉ ở mức 2,2 tỉ USD (năm 2000 là 3 tỉ USD). Điều này phản ánh những cải tiến về du lịch và mức chi ít hơn liên quan đến nhập khẩu và xuất khẩu. Với mức thu nhập ít hơn của các đơn vị do xuất khẩu yếu hơn, sự thiếu hụt về mặt thu nhập giảm còn 6,8 tỉ USD (năm 2000 là 7,5 tỉ USD), vì số tiền lãi gửi về nước ngoài ít hơn.

            Với số lượng thặng dư lớn hơn số thiếu hụt, cán cân chi phó đã có thặng dư 964 triệu USD. Với sự phát triển thuận lợi này, lượng dự trữ quốc tế của Malaysia đã lên đến mức 30,8 tỉ USD.

NỢ NƯỚC NGOÀI

            Nợ nước ngoài của Malaysia gia tăng 7,6% trong năm 2001, lên đến 44,7 tỉ USD. Điều này phần lên do sự gia tăng nợ của ngắn hạn của bộ phận tư nhân và nợ của chính quyền liên bang. Nợ nước ngoài ngắn hạn của bộ phận tư nhân đã tăng 33,7%, lên đến 6,1 tỉ USD, tương đương với 13,7% tổng nợ nước ngoài và tương đương với 19,9% lượng dự trữ quốc tế Điều này chủ yếu là do sự gia tăng các món nợ ngắn hạn do các ngân hàng thương mại vay để cung cấp cho hoạt động tài chính mậu dịch của mình, do tín dụng quay vòng và nợ lên công ty.

            Sự gia tăng nợ của chính quyền liên bang là do việc vay nợ bổ sung để bù vào phần thiếu hụt, việc vay nợ này chủ yếu là từ các biện pháp kích thích tài chính. Chính quyền cũng đã can thiệp vào thị trường vốn quốc tế để duy trì một thị trường trong nước cũng như để tận dụng những lợi thế của các điều kiện thị trường thuận lợi.

TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI

            Tỉ giá của đồng Ringgit vẫn bám chặt với đồng đô la Mỹ ở mức 3,80 RM/Đô la Mỹ, một mức đã có hiệu lực từ năm 1998. Đồng Ringgit đã tăng giá so với các loại ngoại tệ chính, kể cả các ngoại tệ trong khu vực, sau đồng Đô la Mỹ. Đồng tiền này đã tăng giá trị 5,5% trong năm, cùng mức tăng với đồng Đô la Mỹ. Mức ổn định của tỉ giá hối đoái vẫn tiếp tục được củng cố bằng cơ sở kinh tế mạnh, phản ánh bởi số lượng thặng dư, mức lạm phát thấp và số lượng dự trữ cao.

CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH

            Trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, chính quyền liên bang đã có năm năm liên tục thặng dư. Từ 1998 đến 2001, thì lại bị thiếu hụt, phần lớn và do chính sách tài chính mở rộng để hỗ trợ cho sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Do đó, mục tiêu của năm 2002 là tiếp tục quá trình phục hồi đến mức phù hợp với khả năng tăng trưởng của Malaysia. Những mục tiêu chính của ngân sách năm 2002 là tăng cường sự tăng trưởng kinh tế qua việc gia tăng nhu cầu nội địa, nâng cao khả năng phục hồi và tính cạnh tranh của bộ phận tư nhân, đa dạng hóa các nguồn của sự tăng trưởng và đảm bảo một sự phân phối hợp lý về của cải.

            Các khoản chi tiêu sẽ tiếp tục nhắm vào những chương trình và dự án có nhiều tác dụng đối với hoạt động kinh tế nội địa và nâng cao năng suất kinh tế. Ngoài việc thúc đẩy các nguồn tăng trưởng, các khoản chi tiêu cũng nhằm vào việc phát triển nguồn nhân lực có tay nghề và sự cạnh tranh về công nghệ. Trong phần chi phí về phát triển, giáo dục, cơ sở hạ tầng cho vận tải và mậu dịch cùng với công nghiệp là những lĩnh vực chính được đầu tư.

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

            Chính sách tiền tệ năm 2001 nhằm vào việc xúc tiến các hoạt động nội địa để giảm thiểu tác động của sự suy giảm kinh tế thế giới. Việc không có áp lực của sự lạm phát đã giúp cho chính sách tiền tệ được điều hòa, với lãi suất thấp và ổn định. Tuy nhiên sau biến cố 11 tháng 9, ngân hàng trung ương của Malaysia đã phải giảm mức giao dịch. Sự giảm sút này nhằm đối phó lại với môi trường bên ngoài đang xấu đi và kích thích việc tiêu dùng nội địa cũng như các hoạt động kinhdoanh

            Việc cung ứng tiền vẫn tiếp tục gia tăng, mặc dù với mức độ thấp hơn do sự suy giảm các hoạt động kinh tế. Tuy thế, bất kể sự thách thức của môi trường bên ngoài, lượng cho vay của các ngân hàng vẫn tiếp tục gia tăng đối với thành phần gia đình, cụ thể là cho việc mua nhà và mua xe.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1984-02-633471477021406250/Kinh-te/Kinh-te-nam-2001.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận