Tài liệu: Malaysia - Lễ hội

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Deepavali\r\nDeepavali là một loại lễ hội của người ấn, gợi là Lễ hội ánh sáng, được tổ chức vào ngày 4 tháng 11 hàng năm. Lễ này kỷ niệm ngày vua.
Malaysia - Lễ hội

Nội dung

LỄ HỘI

            Deepavali

            Deepavali là một loại lễ hội của người ấn, gợi là Lễ hội ánh sáng, được tổ chức vào ngày 4 tháng 11 hàng năm. Lễ này kỷ niệm ngày vua. Krishna chiến thắng ma quỷ Narakasura. Những ngọn đèn dầu bên ngoài những căn nhà của người Hindu được thắp lên để đón nhận lời chúc phúc của Lakshmi, một nữ thần thịnh vượng. Deepavali là ngày lễ chung ở Malaysia - một dịp để người ta đến viếng nhà những người bạn Ấn Độ, ăn uống và tổ chức hội hè.

            Lễ Cúng Cô hồn

            Tương tự như lễ cúng cô hồn vào tháng 7 của người Việt, đây là dịp người ta dành để cúng tế các vong hồn không có người thân chăm sóc. Ở Malaysia người ta cũng tin rằng những vong hồn này thường dễ làm điều ác. Mỗi năm cửa mở trong vòng 30 ngày cho các vong hồn ra sống trà trộn với người cõi dương. Và để vỗ về những vong hồn đó người ta cũng thắp nhang trên bàn thờ và đốt giấy cúng ngoài đường.

            Lễ Trung thu

            Tương tự như Trung thu của người Việt, người Malaysia cũng thắp đèn lồng và thưởng thức bánh nướng trung thu vào dịp rằm tháng tám Âm lịch. Đây và ngày lễ của người Hoa, dùng để kỷ niệm việc lật đổ triều Nguyên, người Mông Cổ đã cai trị Trung Hoa vào thế kỷ thứ 13 và 14. Tương truyền những hiệu lệnh hô hào dân chúng nhất tề nổi đậy chống nhà Nguyên đã được viết và cho vào ruột những chiếc bánh phân phát cho từng nhà.

            Lễ Thờ Chín vị Thần

            Lễ này được tổ chức vào đầu tháng 9 Âm lịch hàng năm. Đây và tập tục bắt nguồn từ người Phúc Kiến, họ tin rằng những vị thần này sẽ cho con người may mắn, giàu sang và trường thọ và có sức giải hết ưu phiền. Tượng những vị thần này được tạc tại chùa Quan Âm ở đường Burma. Vào ngày lễ này chùa Quan Âm đông nghịt người đi lễ, hương khói nghi ngút. Dịp này nhiều người ăn chay trong 9 ngày, từ ngày 1 đến ngày 9 tháng 9 Âm lịch, và có người ăn chay suốt cả tháng.

            Lễ Giáng Sinh

            Tinh thần của ngày lễ Giáng sinh được tận hưởng đến nơi đến chốn ở Malaysia, đặc biệt là trong các khách sạn, các siêu thị và tại nhà những người Thiên chúa giáo. Cây Giáng sinh, đồ trang trí, ánh sáng rực rỡ, ông già Noel, bài hát mừng Giáng sinh, tất cả điểm tô cho buổi lễ này.

            Ngày Cuối năm

            Cũng như ở nhiều nước khác trên thế giới, ngày cuối năm (31/12) được tổ chức vui nhộn ở các quảng trường công cộng, khách sạn và nhà hàng. Khu Dataran Merdeka ở Kuala Lumpur trong dịp này là một chỗ tốt để mọi người cùng hòa nhập với nhau để đón mừng năm mới.

            Lễ Hari Raya Puasa

            Lễ Hari Raya Puasa là nghi thức đánh dấu hết tháng chay Ramadan của người Hồi giáo. Đây là một dịp đặc biệt đối với những người theo đạo Hồi. Lễ Hari Raya Puasa được tổ chức vào ngày có trăng, vào ngày cuối tháng của lịch Hồi giáo, gọi là Syawal. Ngày có trăng đầu tiên của tháng Syawal được quan trắc bởi những người có đạo lớn tuổi vào buổi tối ở một số địa điểm thuận lợi. Và lễ hội thực sự bắt đầu vào ngày hôm sau, bắt đầu bằng việc đi cầu nguyện tại nhà thờ vào buổi sáng sớm, đi thăm mộ những người thân quen, và cuối cùng là đi dự tiệc.

            Lễ Thaipusam

            Đây là một lễ tế thần Hindu, gọi là Chúa Murgan, hoặc đôi khi còn gọi là Chúa Subramaniam. Một nét đặc trưng trong lễ hội này và việc rước kavadi, một cái khung được trang trí bằng giấy màu, kim tuyến, hoa tươi và trái cây, coi như một hình thức ăn năn sám hối.  Ở Kuala Lumpur, những người Hindu rước kavadi sẽ làm một cuộc hành hương đến động Batu ở Selangor, nơi đó kavadi sẽ được khiêng lên 272 bậc tam cấp để đến ngõ vào của hang lớn và đặt dưới chân tượng thần.

            Vào buổi tối ngày Thaipusam, mặt bằng của động Batu được biến thành cõi tiên của ánh sáng. Lễ rước kavadi bắt đầu từ lúc hoàng hôn. Những người mộ đạo và những người sám hối khiêng kavadi. Một số người nhập định, đâm vào gò má, lưỡi và trán của họ. Ngày hôm sau họ sẽ trở về đời sống thường nhật, cơ thể tinh khiết.

            Ngày Tết Trung Hoa

            Đây là ngày quan trọng nhất đối với người Hoa. Người ta đốt pháo vào tối giao thừa để mừng năm mới.

            Trước đó, người ta mua sắm những thứ cần thiết cho ngày Tết: cam mang lại vận may, hoa và cây quất vàng để trang trí nhà cửa. Nợ nần phải được trả hết trước ngày này và nhà cửa cũng được vệ sinh sạch sẽ. Người ta đi thăm nhau, chúc tết, cho lì xì trong những phong bì màu đỏ.

            Ngoài đường người ta tổ chức đi cà kheo, múa rồng, múa sư tử nhào lộn, và những chiếc xe diễu hành lên đường trong tiếng cồng chiêng và tiếng trống: Penang là nơi tổ chức Tết này lớn nhất.

            Ngày Wesak (Phật Đản)

            Đây và ngày lễ quan trọng nhất theo Phật lịch, vì đó là ngày Phật sinh ra, ngộ đạo và tịch diệt. Các Phật tử tập trung ở các chùa để lễ Phật và thả chim bồ câu. Đây cũng và dịp người ta cho oản cho các nhà sư và giúp thức ăn cho những người nghèo.

            Lễ hội Kaamatan

            Lễ hội Kaamatan hay còn gọi là Lễ hội Thu hoạch do người Kadazan/ Dusun tổ chức để tạ ơn mùa màng bội thu. Trong lễ hội này người ta tổ chức các đám rước, các cuộc khiêu vũ văn hóa và làm nghi thức tạ ơn, nghi thức này được tiến hành bởi những thầy cúng.

            Lễ hội Gawai

            Người Iban và người Bidayuh ở Sarawak kỷ niệm cuối mùa thu hoạch bằng lễ hội này. Người ta tổ chức nhiều cuộc vui, múa hát và uống rượu tuak. Một điệu múa đặc biệt của lễ hội Gawai là múa Ngajat Lesong. Trong điệu múa này, một vũ công sẽ chứng tỏ sức mạnh và kỹ xảo của mình bằng cách nâng chiếc cối giã gạo bằng hàm răng của mình.

            Lễ hội San Pedro

            Đây và lễ hội của người Bồ Đào Nha, một sự kiện văn hóa nhằm kỷ niệm ngày sinh của thần bảo hộ ngư dân, tên là San Pedro. Trong dịp lễ hội này, những chiếc thuyền đánh cá được trang trí màu mè và được chúc phúc. Người ta cũng cầu nguyện cho một vụ mùa tốt hơn.

            Lễ hội Hoa

            Đất nước Malaysia, với ánh nắng quanh năm và độ ẩm dồi dào, đã có điều kiện khí hậu lý tưởng cho một đời sống thực vật phong phú, trong số đó có rất nhiều loài hoa. Hàng năm đến tháng 7, Lễ hội Hoa được tổ chức để kỷ niệm nét đẹp của các loại hoa Malaysia. Trong lễ hội này người ta mở nhiều cuộc thi với chủ đề về hoa.

            Lễ hội kéo dài một tuần lễ này có ngày cao điểm là lúc tổ chức cuộc Diễu hành Hoa. Trong cuộc diễu hành, những chiếc xe hoa được trang trí rực rỡ toàn bằng hoa sẽ đi quanh các đường Phố chính ở Kuala Lumpur, theo sau và đoàn người tuần hành, các đơn vị kỵ binh và các vũ đoàn.

            Lễ hội Malaysia

            Lễ hội Malaysia là một lễ hội được tổ chức trong riêng hai tuần vào tháng 9 hàng năm. Lần đầu tiên lễ hội được tổ chức vào năm 1987. Mục đích của lễ hội này là nhắc mọi người nhớ đến văn hóa, nghề thủ công và ẩm thực của Malaysia. Tất cả mười ba bang của Malaysia đều tham dự lễ hội tại Kuala Lumpur. Trong số các hoạt động của lễ hội có các cuộc biểu diễn văn hóa, những cuộc trưng bày các món hàng thủ công đẹp nhất của Malaysia, và thức ăn của mười ba bang. Đường phố sáng rực ánh đèn, trong khi các khu mua sắm và các khách sạn đua nhau trang trí bằng đèn để giành giải thường.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1997-02-633471485646250000/Van-hoa-xa-hoi/Le-hoi.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận