Tài liệu: Memphis và khu mộ cổ Ai Cập

Tài liệu
Memphis và khu mộ cổ Ai Cập

Nội dung

MEMPHIS VÀ KHU MỘ CỔ AI CẬP

 

Memphis (Menphyxi) chuyển tự từ tiếng Ai Cập:

Men - Nofer có nghĩa là sự huy hoàng của Người (Hoàng đế Pêpy) ngự trị đây, sang tiếng Hy Lạp cổ, rồi sang chữ La tinh, ngày nay là Badrashain, tên một thành phố Cổ Ai Cập ở tả ngạn Sông Nil,  phía Nam Cairo khoảng 30 km. Theo truyền thuyết, thành phố được Vua Ménes (Mênexi), một nhà Vua ở phía Nam Ai Cập đã thống nhất được toàn bộ Ai Cập thành lập vào khoảng 3000 năm Tr. CN. Thời đó, lúc đầu chỉ là một khu đất phòng thủ kiên cố với những bức tường trắng đây; với sau đó mở rộng thành Thủ đô của nước Ai Cập thống nhất Cổ đại. Đây là hoàng cung của các Pharaon (Pharaon là Vua Ai Cập) trong suốt thời kỳ Cựu Đế chế Ai Cập và di tích là các khu mộ cổ đã tỏ rõ điều đó. Thành phố này thực sự chỉ mang tên Mennoper dưới triều đại Pharan Pêpy Đệ nhất (khoảng năm 2400 Tr.CN). Ngay từ đầu Memphis đã là một trung tâm tôn giáo quan trọng bậc nhất ở Ai Cập Cổ đại. Nhưng về sau, với vai trò chủ yếu của nó là Thủ đô chính trị, Memphis đã nhường vai trò Trung tâm tôn giáo cho Thèbes; kể từ thời đại Trung Đế chế (khoảng 2000 1785 Tr.CN), Memphis vẫn giữ vai trò một thành phố lớn của Ai Cập Cổ đại, cho đến khi thành lập thành Alexandria (332 - 331 Tr.CN ). Từ cổ, đây đã là một thành phố đa chủng tộc. Memphis có cả những đền thờ thánh Ban (của người Sémites) và Astarté (của người Hy lạp), Memphis bị Alexandria thay thế dần dần và cuối cùng bị người Ả Rập phá huỷ, chỉ còn là nơi khai thác đá để xây dựng Cairo. Hiện nay, nơi đây chỉ còn rất ít tàn tích của đền thờ Thần Ptah (Pita - Thần của người Ai Cập) và một tượng nằm lớn của Pharaon Ramèses Đệ nhị. Nhưng ở quanh thành phố cổ lại còn có các khu mộ cổ Gizah (Ghida), Saqqarah (Xaquara), và một số khác, ít nổi tiếng nữa như: Dahchour, Abousir, Abou, Roache. . .

Khu Gizah ngày nay đã trở thành một khu ngoại ô của Cairo. Nhưng khu mộ cổ Gizah vẫn thuộc quần thể di tích Memphis, tuy nó ở cách thị trấn Gizah chỉ khoảng 8 km. Ở đây có ba Kim Tự Tháp xây thành hàng theo hướng Đông Bắc - Tây Nam:

1. Kim Tự Tháp lớn nhất Khéops. Khéops là Pharaon Ai Cập thứ hai (khoảng 2650 Tr.CN) thuộc triều đại thứ IV. Kim Tự Tháp này là một trong bảy kỳ quan thế giới, cao 137 mét, đá xây thành bậc và bên ngoài có lớp phủ mài nhẵn.

2. Kim Tự Tháp của Khephren. Ông này là Pharaon Ai Cập kế vị của Khéops, (trị vì khoảng năm 2620 Tr. CN) cũng thuộc triều đại thứ IV. Kim tự tháp đó ở phía Tây Nam Kim Tự Tháp Khéops (có sách viết là Chéops) và cũng gần to bằng Khéops, cao 136 mét. Kết cấu bên ngoài cũng tương tự như Kim Tự Tháp Khéops.

3. Kim Tự Tháp Mykénnos. Mykérinos là Pharaon Ai Cập kế vị của Khephren, trị vì khoảng năm 2609 Tr. CN, cũng thuộc triều đại thứ IV. Kim tự tháp này được xây ở Tây Nam kim tự tháp Khephren, với kích thước nhỏ hơn, cao 66 mét. Kết cấu bên ngoài cũng gần như hai kim Tự Tháp trên. Ngoài ra, ở khu Gizah này còn có một pho tượng Nhân sư, một quái vật huyền thoại của người Ai Cập và người Hy Lạp Cổ đại. Nó có mình sư tử, đầu người, tượng trưng cho sự dũng mãnh và trí thông minh. Tượng Nhân (sphinx) này dài 57 mét, cao 20 mét, tạc bằng đá nguyên khối, biểu tượng Khéphren (hoặc Chépphren) canh giữ phần mộ của mình. Đây là tượng Nhân sư lớn nhất và cổ nhất Thế giới được biết đến.

Khu di tích Saqquarah: đây là một khu mộ cổ của Cố đô Memphis, nằm ở phía Nam Cairo (Ai Cập) ngày nay khoảng 35 km. Đây là một khu lăng tẩm lớn trải dài trên 7 km, có chứa các lăng tẩm của nhiều thời đại, từ thời Cựu đế chế (khoảng 2700 đến 2300 Tr. CN) đến thời La Mã khoảng Thế kỷ I Tr.CN. Công trình nổi tiếng nhất ở đây là Kim Tự Tháp Djoser (Giôxe). Djoser là Pharaon Ai Cập lập ra vào triều đại thứ III (khoảng 2800 năm Tr.CN). Kim Tự Tháp Djoser do nhà hiền triết, kiến trúc sư Imhotép xây dựng theo kiểu bậc thang sáu bậc và là Kim Tự Tháp cổ nhất ở Ai Cập. Kim Tự Tháp này cao khoảng 60 mét, chắc chắn là kết quả của việc làm to dần ngôi mộ ghi dấu nơi chôn cất của nhà Vua Pharaon Ai Cập. Quanh Kim Tự Tháp còn có một số vật kiến trúc khác dùng trong việc cúng lễ người chết và có một bức tường hình chữ nhật bao quanh. Cả quần thể là một khu lăng tẩm cho một ông Vua, xung quanh còn có các phần mộ của các đại thần thời đó. Ở phía Nam mộ của Djoser có Kim Tự Tháp (Ounas) thuộc triều đại thứ V nổi tiếng vì nơi đây có cả các văn bản tang lễ còn lưu lại khắc trên đá. Quanh các Kim Tự Tháp này cũng còn có nhiều phần mộ thuộc loại những Kim Tự Tháp nhỏ, xây dựng vào các triều đại thứ IV, thứ V, và thứ VI. Ở phía Đông Bắc Kim Tự Tháp Dioser, người ta đã tìm thấy di tích Xêrapêum, tức mộ cổ của Thần tối cao Apis của người Ai Cập, tượng trưng bằng một con bò tót được nuôi ở chuồng gần đền thờ Pơta. Khi nó chết người ta ướp xác và chôn vào Xêrapêum và chọn một con bò tót khác có đặc điểm màu lông như nó để nuôi thay thế.

Ngoài hai khu mộ của Gizah Saqqarah, còn có các Kim Tự Tháp ít nổi tiếng ở Abousir (Abuxia), Dahchour (Đasua), Lisht (Lysity), ở phía Bắc và phía Nam Memphis đều thuộc tả ngạn Sông Nil.

Song song với những công trình kiến trúc đền đài lăng tẩm, Memphis còn có một quá trình tín ngưỡng dài lâu, và nó dần trở thành một trung tâm, có vai trò hàng đầu của tôn giáo. Ban đầu người Cổ Ai Cập theo bái phật giáo. Mỗi vật trong tự nhiên đều được họ gán cho một sức mạnh thần bí. Người Ai Cập thường thờ Thần Mặt trời vì ánh sáng của Thần thưởng toả khắp nơi và sáng tạo ra vạn vật. Thần Osiris Sông Nil và vợ thần Isis được tôn thờ vì như ta đã biết, sông đã đem đến mùa màng tốt tươi và sự sống cho mọi người. Isis còn là thần của hôn nhân và gia đình vì theo truyền thuyết, nàng đã đi tìm chồng và nhờ phép màu chắp liền được các mảnh của xác chồng bị người em hung bạo ganh ghét giết và chặt ra 14 mảnh.

Người Ai Cập tin rằng, sau khi con người chết đi linh hồn sẽ thoát khỏi xác và bất diệt. Những ai sống ngay thẳng vô tội tinh hồn sẽ được lên thiên đàng. Còn sống ngược lại thì linh hồn sẽ bị đày xuống địa ngục. Chính vì thế từ Pharaon, người giàu có cho đến những người nghèo khó đều tìm mọi cách thờ Thần linh; xây dựng đền thờ, tạo ra phần mộ.

Nói đến Memphis phải kể đến đền thờ Thần lửa, kim loại Ptah và một tường khổng lồ của Pharaon Ramsès II. Vua này đã được ướp xác và được phát hiện năm 1881. Xác ướp này nay được giữ ở Bảo tàng Cairo.

ĐỖ NGUYÊN ĐƯƠNG - HOÀI AN




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/145-02-633385813320468750/Nguoc-dong-lich-su-nen-van-minh-song-Nil/M...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận