Tài liệu: Nước Anh - Hệ thống giáo dục và đào tạo tại vương quốc

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Trong khi nền giáo dục và đào tạo tại Anh, Wales và Bắc Ireland tương tự như nhau, thì hệ thống giáo dục tại Scotland lại và một hệ thống tách rời với những luật lệ và cách hoạt
Nước Anh - Hệ thống giáo dục và đào tạo tại vương quốc

Nội dung

HỆ THỐNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TẠI VƯƠNG QUỐC

            Trong khi nền giáo dục và đào tạo tại Anh, Wales và Bắc Ireland tương tự như nhau, thì hệ thống giáo dục tại Scotland lại và một hệ thống tách rời với những luật lệ và cách hoạt động riêng. Những sự khác biệt trong giáo dục và đào tạo ở khắp Vương quốc Anh chủ yếu là ở hệ thống giáo dục phổ thông. Ở giáo dục cấp cao, những sự khác biệt này ít hơn.

            Theo độ tuổi, hệ thống giáo dục và đào tạo được chia thành 3 lĩnh vực chính:

            + Giáo dục phổ thông, từ 5 đến 16 tuổi.

            + Giáo dục bổ túc, từ 16 tuổi trở lên.

            + Giáo dục cấp cao, từ 18 tuổi trở lên.

GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

            Hệ thống giáo dục phổ thông tại Anh, Wales, Scotland và Bắc Ireland được chia thành 3 cấp:

            + Giáo dục tiểu học, tính đến độ tuổi 11

            + Giáo đục trung học, tính đến độ tuổi 16.

            + Giáo dục cấp ba, dành cho những người trên 16 tuổi.

            ‘Giáo dục Phổ thông’ dùng để chỉ những giai đoạn cưỡng bách giáo dục theo luật lệ: tiểu học và trung học.

            Giáo dục Phổ thông: Việc Đảm bảo Chất lượng

            Nâng cấp chất lượng giáo dục, và từ đó nâng cấp các chuẩn mực thành đạt, là một trong những mục tiêu chính của chính phủ. Nhằm đảm bảo cho việc đạt được mục tiêu này, Vương quốc Anh đã thực hiện một hệ thống độc đáo trong việc đảm bảo chất lượng, hệ thống này được mở cửa cho việc kiểm soát của cộng đồng.

            Ở Anh

            Văn phòng Tiêu chuẩn Giáo dục (OFSTED) là một cơ quan nhà nước không trực thuộc bộ, có chức năng thanh tra và báo cáo về chất lượng giáo dục của các trường nhà nước, cũng như các chuẩn mực giáo dục mà những trường này đạt được.

            Ở Wales

            Việc thanh tra được thực hiện bởi Ban Thanh tra Giáo dục và Đào tạo của Wales.

            Ở Scotland

            Việc thanh tra được thực hiện bởi Ban Thanh tra Giáo dục.

            Ở Bắc Ireland

            Việc thanh tra được thực hiện bởi Ban Thanh tra Giáo dục và Đào tạo.

            Giáo dục Phổ thông: Cấu trúc và Chương trình

            Cấu trúc của hệ thống giáo dục tại Vương quốc Anh trong những năm gần đây đã thay đổi đáng kể, phản ánh những mục tiêu của chính phủ và nâng cấp chất lượng, tăng cường sự đa dạng và làm cho các cơ sở giáo dục có trách nhiệm hơn đối với học sinh, phụ huynh, người tuyển dụng và người nộp thuế.

            Giai đoạn Tiểu học

            Giáo dục ở độ tuổi mẫu giáo thường dựa trên cơ sở đóng học phí, dành cho các trẻ từ 2 đến 4 hoặc 5 tuổi, dưới hình thức các nhóm mẫu giáo hay các nhà trẻ. Giáo dục ở cấp độ này đặt trọng tâm vào sinh hoạt theo nhóm, các hoạt động sáng tạo và các trò chơi có hướng dẫn. Giáo dục cưỡng bách bắt đầu mức 5 tuổi ở Anh, Wales và Scotland, và ở mức 4 tuổi ở Bắc Ireland. Trong những năm đầu của cấp Tiểu học chưa có những môn học chuyên môn, và trọng tâm được đặt vào việc biết đọc chữ và hiểu con số. Độ tuổi để học sinh chuyển sang cấp Trung học là 11 tuổi ở Anh, Wales và Bắc Ireland, vào 12 tuổi ở Scotland.

            Giai đoạn Trung học

            Giáo dục cưỡng bách chấm dứt ở độ tuổi l6, mặc dù rất nhiều học sinh tiếp tục theo học ngoài độ tuổi này. Khoảng 90% học sinh trung học ở Anh, Wales và Scotland đến các trường phổ thông hỗn hợp, trong đó cung ứng một nền giáo dục trung học trải rộng cho các học sinh ở mọi cấp độ khả năng khác nhau, ở độ tuổi từ 11 đến 18 (riêng ở Scotland là từ 12 đến 18 tuổi). Tại Anh và Wales, các học sinh ở độ tuổi 16 có thể chuyển qua học tiếp ở các trường cao đẳng lớp 6 hay các trường cao đẳng cấp ba.

            Chương trình

            Năm 1988 chương trình quốc gia đã được đưa vào nhà trường ở Anh và Wales, tạo ra một hệ thống mở lộng hơn, cân đối hơn và chặt chẽ hơn cho các trường học. Chương trình này đề ra những gì học sinh nên học và những chuẩn mực mà chúng nên đạt được.

            Chương trình quốc gia này được chia thành 4 cấp độ chính, 3 môn học chính (tiếng Anh, Toán và Khoa học) và 9 môn học cơ sở.

            Các cấp độ có liên quan đến độ tuổi của học sinh: Cấp độ 1 ứng với các học sinh đến 7 tuổi, Cấp độ 2 ứng vôi các học sinh từ 7 đến 11 tuổi, Cấp độ 3 ứng với các học sinh từ 11 đến 14 tuổi, và Cấp độ 4 ứng với các học sinh từ 14 đến 16 tuổi (chuẩn bị thi để lấy Chứng chỉ Tốt nghiệp Trung học Phổ thông hay các loại bằng cấp hướng nghiệp tương đương).

            Ở Scotland không có chương trình quốc gia theo pháp lý, nhưng Sở Giáo dục Scotland đã đưa ra những chỉ đạo cho các giáo viên. Chương trình học ở Bắc Ireland được Hội đồng Chương trình, Khảo thí và Đánh giá Bắc Ireland soạn thảo.

            Giáo dục Phổ thông: Thi cử và Đánh giá

            Thi cử

            Tuổi phổ biến nhất để học sinh chuyển từ cấp tiểu học trong các trường của nhà nước sang cấp trung học và tuổi 11. Học sinh chuyển cấp không phải qua một kỳ thi nào cả. Còn đối với các trường tư thục thì học sinh qua một kỳ thi tuyển đầu vào, được tổ chức cho các học sinh ở độ tuổi 11, 12 hoặc 13.

            Đánh giá

            Ở Anh và Wales

            Việc đưa vào chương trình quốc gia ở Anh và Wales cho phép các vùng này thực hiện Công tác Đánh giá Tiêu chuẩn (SAT), có nghĩa là học sinh được đánh giá theo từng cấp độ trong quá trình giáo dục cưỡng bách của mình. SAT được sử dụng như một hình thức trắc nghiệm quốc gia, bao gồm sự đánh giá của chính giáo viên và các bài kiểm tra cùng với bài thi của nhà trường.

            Ở cuối các cấp độ 1, 2 và 3, khi học sinh đạt các độ tuổi 7, 11 và 14, có một cuộc đánh giá về ngôn ngữ, toán và khoa học qua các bài kiểm tra và bài thi quốc gia và qua sự đánh giá riêng của giáo viên. Môn khoa học chỉ qua sự đánh giá của giáo viên ở Cấp độ l (Riêng ở Wales, SAT đã được bỏ ở Cấp độ 1). Sau các kỳ thi, kết quả sẽ được công bố đến từng học sinh. Ở cuối Cấp độ 4, kỳ thi lấy Chứng chỉ Trung học Phổ thông (GCSE) là phương tiện đánh giá chính.

            Gần đây người ta đã cải cách Chứng chỉ Giáo dục Phổ thông (GCE) cấp độ Nâng cao (cấp độ A). Học sinh muốn lấy chứng chỉ này sẽ học tiếp 2 năm nữa (từ 17 đến 19 tuổi). Chứng chỉ cấp độ A dựa hoàn toàn trên cơ sở mô-đun. Chứng chỉ này được chuẩn bị thành 2 giai đoạn, giai đoạn đầu gọi là AS, và giai đoạn sau gọi là A2. Các chứng chỉ về hướng nghiệp thì có Chứng chỉ Hướng nghiệp Quốc gia (NVQ), Chứng chỉ Hướng nghiệp Quốc gia Tổng quát (GNVQ), và chứng chỉ Hướng nghiệp Cấp độ A.

            Ở Scotland

            Các kỳ kiểm tra về tiếng Anh (đọc và viết) và Toán được tiến hành để bổ sung và củng cố cho sự đánh giá của giáo viên trong quá trình giảng dạy ở cấp tiểu học và hai năm đầu của cấp trung học. Các bài kiểm tra này bao gồm một dải rộng gồm 6 mức độ từ dễ đến khó (A - F), do giáo viên chọn ra. Học sinh có thể tham dự kỳ thi để lấy Chứng chỉ Giáo dục Scotland, bao gồm 6 môn học. Học sinh cũng có thể chọn học theo chương trình hướng nghiệp để lấy Chứng chỉ Hướng nghiệp Scotland hay Chứng chỉ Quốc gia.

            Ở Bắc Ireland

            Ở đây có các kỳ đánh giá ở Cấp độ l và Cấp độ 2 với các môn tiếng Anh, Toán và tiếng Ireland, và ở Cấp độ 3 với các môn tiếng Anh, Toán và Khoa học. Học sinh ở đây cũng học để tham dự các kỳ thi giống như ở Anh và Wales.  

            Giáo dục Phổ thông: Việc Quản lý Giáo dục

            Trường Công lập

            Ở Anh và Wales

            Tất cả các trường do Cơ quan Giáo dục Địa phương (LEA) quản lý đều tự điêu phối ngân sách của mình. LEA giao quỹ cho từng trường theo một phương án chủ yếu dựa trên số lượng học sinh của trường đó. Mỗi trường có một ban quản trị bao gồm quan chức cho LEA đề cử, các giáo viên và phụ huynh được bầu ra, và người của cộng đồng địa phương. Ban quản trị nhà trường có trách nhiệm trong việc giám sát các khoản chi tiêu và hầu hết các mặt về nhân sự, bao gốm cả việc tuyển dụng và sa thải.

            Ở Scotland

            Hầu hết các trường nhà nước ở Scotland đều nhận quỹ từ cơ quan giáo dục địa phương và có ban quản trị nhà trường bao gồm các phụ huynh và nhân viên được bầu ra, cùng với những người ở cộng đồng địa phương. Một số nhỏ các trường thuộc diện nhận trợ cấp, chủ yếu là hoạt động trong các lĩnh vực chuyên môn, được điều hành bởi một ban quản lý, nhận trợ cấp trực tiếp từ chính quyền trung ương. Ở Scotland có một trường tự quản, được nhận quỹ trực tiếp từ chính quyền trung ương.

            Ở Bắc Ireland

            Các trường dân lập và các trường trung học dân lập đều được tài trợ phần lớn bởi các quỹ cộng đồng và được quản lý bởi một ban quản trị bao gồm các giáo viên và phụ huynh được bầu ra và những người ở cộng đồng địa phương.

            Trường Tư thục

            Hầu hết các trường tư thục đều có một ban điều hành riêng và một thủ quỹ chịu trách nhiệm về các vấn đề tài chính của trường. Tất cả các khoản thu nhập thặng dư đều được sử dụng cho lợi ích của nhà trường. Người đứng đầu các trường này chịu trách nhiệm với chính quyền, nhưng thường được giao quyền đề bạt nhân viên, tiếp nhận học sinh và ra các quyết định hàng ngày. Hầu hết các trường này ở Anh, Wales và Bắc Ireand được công nhận bởi Hội đồng Trường tư (ISC), và ở Scotlanđ được công nhận bởi Hội đồng Trường tư Scotland (ACIS).

GIÁO DỤC BỔ TÚC

            Giáo dục bổ túc là nền giáo dục toàn thời gian hoặc bán thời gian, ngoài lĩnh vực giáo dục cấp cao, đành cho những người ngoài độ tuổi cưỡng bách giáo dục (16 tuổi), bao gồm các khóa học vê dạy nghề, dạy chữ, xã hội, thể dục và giải trí.

            Loại hình này thường là dạy nghề hoặc vừa học vừa làm với trọng tâm dựa trên nhu cầu của nhà tuyển đụng. Giáo dục dạy nghề rất linh động và thường xuyên được cải tổ và phát triển để đáp ứng cho các nhu cầu của xã hội.

            Giáo dục dạy nghề cũng cung ứng một nền giáo dục tổng quát cho mọi lứa tuổi. Người ta theo học các chương trình giáo dục bổ túc để học các môn văn hóa và khám phá các hoạt động giải trí cũng như để phát triển và nâng cấp những kỹ năng làm việc.

            Các trường giáo dục bổ túc thường cung ứng các khóa học dạy nghề toàn thời gian hoặc bán thời gian, cũng như các khóa học thiên về văn hóa và giáo dục cấp cao. Nhiều khóa học cấp các loại chứng chỉ để được tiếp nhận vào các trường đại học ở Vương quốc Anh.

            Giáo dục Bổ túc: Việc Đảm bảo Chất lượng

            Việc Thanh tra bởi OFSTED và Ban Thanh tra Giáo dục Người lớn

            Văn phòng Tiêu chuẩn về Giáo dục (OFSTED) có nhiệm vụ thanh tra tất cả việc giáo dục cho các độ tuổi từ 16 đến 19 ở lớp 6, cấp ba và những trường giáo dục bổ túc. Ban Thanh tra Giáo dục Người lớn (ALI) có trách nhiệm thanh tra tất cả các khóa đào tạo vừa học vừa làm đối với các độ tuổi sau 16 tuổi, việc giáo dục người lớn ở các trường, cùng với giáo dục trong nhà tù.

            Nâng cấp Tiêu chuẩn

            Các trường phải nộp báo cáo hàng năm. Những báo cáo này sẽ được quảng bá với công chúng và được xuất bản qua các phương tiện truyền thông đại chúng và trên mạng Internet. Một số trường được xác định là ‘trường điểm’, được nhận thêm ngân quỹ bổ sung để hỗ trợ cho chất lượng của các hoạt động; một số trường lại được công nhận có thể tự quản lý chế độ thanh tra cho mình.

            Giáo dục Bổ túc: Chương trình và Bằng cấp

            Chương trình Nhà trường

            Đối với loại hình giáo dục bổ túc, không có chương trình qui định ở cấp quốc gia. Các khóa học ở dưới mức cấp bằng thường có chương trình dựa trên một trong những khóa học dạng cấp chứng chỉ đã được công nhận ở cấp độ quốc gia. Học sinh thường học theo các ‘chương trình’ hơn là khóa học, bởi vì có những môn tùy chọn và các chọn lựa khác nhau về loại chứng chỉ được cấp, và học sinh cũng có thể học nhiều chứng chỉ cùng một lúc. Điều này có nghĩa là sẽ có nhiều học sinh học theo một chương trình cá nhân, hơn là tất cả đều theo một khóa học giống nhau.

            Tiêu chuẩn Nghề nghiệp Quốc gia

            Tiêu chuẩn Nghề nghiệp Quốc gia chứng nhận cho thành quả học tập của từng cá nhân trong công việc họ làm, dựa theo chức năng mà họ đảm nhận. Thường được gọi là các tiêu chuẩn về năng lực, những tiêu chuẩn này hình thành cơ sở cho các chứng chỉ dạy nghề ở Vương quốc Anh, và được nhiều công ty sử dụng để đào tạo nhân viên cũng như ứng dụng trong các nhu cầu khác về nguồn nhân lực.

            Chứng chỉ Dạy nghề Tống quát cấp Quốc gia (GNVQ) và Dạy nghề Cấp độ A

            GNVQ bắt đầu được áp dụng từ năm 1993, bao gồm nhiều lĩnh vực nghề nghiệp. GNVQ ở cấp độ nâng cao được đặt tên lại là Chứng chỉ Dạy nghề Cấp độ A từ năm 2000, và chứng chỉ này ngày càng được chấp nhận nhiều hơn trong việc vào đại học.

            Chứng chỉ Dạy nghề Quốc gia (NVQ)/ Chăm chỉ Dạy nghề Scotland (SVQ)

            NVQ là loại chứng chỉ cấp cho những người đang đi làm, có nhu cầu cần thêm những kỹ năng bổ sung, hay chứng chỉ hoặc sự đào tạo bổ sung.

           Bằng Tú tài Quốc gia Cấp cao và Chứng chỉ Quốc gia Cấp cao

           Đây là các loại bằng cấp dành cho học sinh của những khóa học dạy nghề ở các trường hay các đại học bổ túc. Chứng chỉ Quốc gia Cấp cao thường được cấp cho những người đang đi làm và theo học chế độ bán thời gian, còn Bằng Tú tài Quốc gia Cấp cao được cấp cho những người theo học các khóa toàn thời gian. Thời gian để lấy các loại bằng cấp này thường là hai năm.

           Giáo dục Bổ túc: Các trường học

           Bộ phận Nhà nước

           Các trường bổ túc của nhà nước đều có một số đặc điểm chung:

           + Qui mô lớn, chẳng hạn như có vài ngàn học viên, từ những người vừa rời trường trung học cho đến những người lớn tuổi hơn. Ở hầu hết các trường có hơn một nửa học viên ở độ tuổi trên 21.

           + Dải rộng các loại hình, chẳng hạn như từ các khóa học văn hóa cho đến các khoá học kỹ thuật, và cả cấp độ cấp bằng đối với một số môn.

           + Sự đa dạng của học viên, chẳng hạn như từ các học viên học toàn thời gian đến các học viên đang đi làm theo học chế độ bán thời gian, đến những người đến lớp vì thời gian rỗi rảnh.

           + Các phương tiện cho việc vừa học vừa làm, chẳng hạn như các nhà hàng, tiệm uốn tóc, các hãng lữ hành do các học viên điều hành, cũng như phòng học, các cuộc hội thảo, và Các trung tâm nghiên cứu mở được trang bị máy vi tính.

           + Việc đặt trọng tâm vào khách hàng và các mối liên kết với cộng đồng địa phương.

           + Chế độ miễn phí cho đến năm 19 tuổi đành cho tất cả các học viên của Vương quốc Anh và những người gặp khó khăn.

           Các loại hình Trường Bổ túc Nhà nước

           Hầu hết các trường bổ túc đều là trường nhà nước. Những trường này khác nhau về độ lớn và trọng tâm chương trình, nhưng về cơ bản đều có chung một chương trình học và cấp các loại chứng chỉ được công nhận ở cấp quốc gia. Những trường này chọn cho mình những cái tên riêng, chẳng hạn như:

           + Trường Giáo dục Bổ túc

           + Trường Công nghệ

           + Trường dạy các Môn học Chuyên biệt

           + Trường Nông nghiệp và Làm vườn

           + Trướng Lớp Sáu

           Bộ phận Tư nhân

           Có nhiều trường bổ túc tư thục dạy các ngành khác với các trường nhà nước. Những trường này không cần phải được chính phủ chuẩn y, nhưng có khoảng 100 trường đã đăng ký với Hợi đồng ủy nhiệm Giáo dục Bổ túc và Giáo dục Cấp cao Vương quốc Anh.

           Việc Quản lý của Nhà nước Đối với Giáo dục Bổ túc

           Ở Anh, Sở Giáo dục và Kỹ năng có trách nhiệm đối với bộ phận giáo dục bổ túc. Ở Wales, Scotland và Bắc Ireland, những cơ quan nhà nước chính là Sở Giáo dục Scotland, Sở Đào tạo và Giáo dục Hội đồng Quốc gia, và Sở Giáo dục Bắc Ireland.

           Từ tháng 4 năm 2001, Hội đồng Học tập và Kỹ năng (LSC) chịu trách nhiệm về việc lên kế hoạch cho giáo dục và đào tạo đối với những đối tượng trên 16 tuổi ở Anh. Hội đồng này cũng có trách nhiệm tài trợ cho tất cả các loại hình trường bổ túc nhà nước và các loại hình đào tạo khác. Việc tài trợ ở khác vùng khác trong Vương quốc Anh được thực hiện thông qua Hội đồng Quốc gia về Giáo dục và Đào tạo của Wales, Hội đồng Tài trợ Giáo dục Bổ túc Scotland, và Sở Giáo dực Bắc Ireland.

           Hầu hết các nguồn tài trợ cho các trường nhà nước đều xuất phát từ chính quyền trung ương và chủ yếu dựa vào học phí của các học viên. Các học viên của Vương quốc Anh ở các trường nhà nước được miễn học phí cho đến năm 19 tuổi. Sau tuổi đó các học viên phải đóng học phí, nhưng các công ty thường trả học phí cao hơn cho các khóa đào tạo chuyên môn ở các trường bổ túc. Những trường tư thục thường tính mức học phí cao hơn nhiều đối với tất cả các độ tuổi, vì những trường này chỉ phụ thuộc vào nguồn thu nhập từ học phí, và đôi khi là nguồn quỹ từ thiện.

           Cách Quản lý Ngân sách

           Quỹ nhà nước được rót xuống cho từng trường bổ túc. Những trường này quản lý ngân sách riêng của mình để trang trải cho các khoản như vật tư, xây dựng, trả lương giáo viên và nhân viên, v.v... Họ cũng có thể tạo thêm nhu nhập từ các khóa đào tạo cho các doanh nghiệp hoặc cho thuê phòng ốc. Các trường phải nộp kế hoạch kinh doanh cho các cơ quan nhà nước, nhưng có quyền quyết định tổ chức những khóa học

GIÁO DỤC CẤP CAO

           Ở Vương quốc Anh, tất cả các khóa học trên cấp độ Chứng chỉ Giáo dục Phổ thông (GCE) Nâng cao (cấp độ A) đều được xếp vào dạng giáo dục cấp cao. Các khóa học này được tổ chức ở các trường đại học, cao đẳng, và các học viện có chương trình giáo dục cấp cao.

           Giáo dục Cấp cao: Việc Đảm bảo Chất lượng

           Nâng cao chất lượng giáo dục, và theo đó là các tiêu chuẩn về thành tích, vốn là một trong những mục tiêu chính của chính quyền. Để đảm bảo việc đạt được mục tiêu này, Vương quốc Anh đã thực hiện một hệ thống độc đáo cho việc đảm bảo chất lượng. Hệ thống này có sự liên kết trực tiếp đối với công tác tài trợ ở cấp độ giáo dục bổ túc và giáo dục cấp cao, và vẫn mở cửa cho sự giám sát của công chúng.

           Cơ quan Đảm bảo Chất lượng đối với Giáo dục Cấp cao (QAA)

           QAA được tài trợ bởi tiền thu từ các trường đại học và cao đẳng mà nó cung ứng một số dịch vụ.

           Cơ quan Đánh giá Nghiên cứu

           Các Hội đồng Tài trợ của Anh, Wales và Scotland và Sở Giáo dục ở Bắc Ireland đã điều hành Cơ quan Đánh giá Nghiên cứu. Mục đích chính của cơ quan này là cải tiến chất lượng của việc nghiên cứu thông qua việc sử dụng có chọn lọc đối với một số ngân quỹ.

           Giáo dục Cấp cao: Tài trợ và Quản lý

           Tài trợ

           Những nguồn tài trợ chính cho giáo dục cấp cao gồm có:

           + Tiền trợ cấp của chính quyền trung ương chi qua ba Hội đồng Tài trợ Giáo dục ở Anh, Wales và Scotland và Sở Giáo dục ở Bắc Ireand.

           + Học phí do sinh viên hay các cơ quan giáo dục địa phương đóng để trả cho chi phí giảng dạy.

           + Trợ cấp từ các hội đồng nghiên cứu nhằm tài trợ cho các dự án nghiên cứu và hỗ trợ cho các hoạt động đào tạo sau đại học.

           + Các nguồn tiền tư nhân như nguồn từ thiện hay nguồn từ các doanh nghiệp tài trợ cho các chương trình nghiên cứu.

           Nguồn quỹ từ chính quyền trung ương được phân bổ cho từng cơ sở theo một thể thức tài trợ, chủ yếu và dựa trên số lượng sinh viên của từng cơ -sở. Một số quỹ của chính quyền trung ương cũng được phần bố dựa theo chất lượng nghiên cứu của từng cơ sở. Chất lượng này được đánh giá trên những cơ sở thường lệ do các hội đồng tài trợ ở Anh, Wales và Scotland và Sở Giáo dục Bắc Ireland đặt ra.

           Quản lý

           Nhìn chung, cơ cấu quản lý của một trường đại học rất giống với các cơ sở giáo dục tư thục, trong đó có các chức vụ như Phó hiệu trưởng và Hiệu trưởng, tương đương với chức vụ giám đốc ở các doanh nghiệp: Cũng giống như giám đốc của một doanh nghiệp thường làm việc chặt chẽ với ban giám đốc công ty, ở các trường nay Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng cũng làm việc chặt chẽ với các ủy viên hội đồng quản trị của nhà trường.

           Việc quản lý nội bộ của một trường đại học khác nhau tùy thuộc vào thời gian thành lập của trường.

           Nếu trường đó được thành lập trước năm 1992, cơ quan quản lý là một Hội đồng, thường có trách nhiệm điều hành tất cả các hoạt động của nhà trường. Các thành viên của Hội ương bao gồm các cán bộ của trường, những nhân viên của trường được bầu ra và các đại diện sinh viên, cũng như các thành viên do chính quyền địa phương và các cơ sở chi nhánh đề cử.

           Nếu trường đó thành lập sau năm 1992, cơ quan quản lý là một Ban quản trị, có trách nhiệm điều hành tất cả các hoạt động của nhà trường: Thành viên của Ban quản trị bao gồm các thành viên độc lập, các thành viên được bầu ra và các thành viên trong số nhân viên của trường, hội sinh viên và chính quyền địa phương.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2072-02-633474853573938750/Giao-duc/He-thong-giao-duc-va-dao-tao-tai...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận