Tài liệu: Nước Anh - Sự quan trọng lịch sử của giáo dục

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Giáo dục là mối quan tâm quan trọng khắp cả Vương quốc Anh bởi vì một quốc gia phát triển cao phụ thuộc vào những người chuyên nghiệp được đào tạo tốt và lực lượng lao
Nước Anh - Sự quan trọng lịch sử của giáo dục

Nội dung

SỰ QUAN TRỌNG LỊCH SỬ CỦA GIÁO DỤC

Giáo dục là mối quan tâm quan trọng khắp cả Vương quốc Anh bởi vì một quốc gia phát triển cao phụ thuộc vào những người chuyên nghiệp được đào tạo tốt và lực lượng lao động có kỹ năng. Tỉ lệ biết chữ ở Anh thuộc vào hàng cao nhất thế giới, ở mức trên 99%.

            Đạo luật giáo dục đầu tiên của Anh được ban hành từ năm 1870, được tác động bởi tấm gương của nền giáo dục cưỡng bách đại trà tại Đức, và chuẩn bị cơ sở cho một nền giáo dục tiểu học được nhà nước tài trợ. Một đạo luật chính khác về giáo đục ban hành năm 1902, đã thành lập các cơ quan giáo đục địa phương (LEA) chịu trách nhiệm về các hoạt động giáo dục tại từng khu vực. Đạo luật  cũng trao quyền cho các cơ quan giáo dục địa phương sử đụng quỹ công cho các trường liên kết với nhà thờ. Đạo luật năm 1902 cũng thiết lập các loại học bổng cho cấp trung học. Một đạo luật giáo dục khác ban hành năm 1944, dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục mới được thành lập, đã thiết lập một nền giáo dục cưỡng bách và miễn phí ở cấp trung học cho đến độ tuổi 15. Độ tuổi này được nâng lên mức 16 tuổi vào năm 1973. Một đạo luật cải cách giáo dục ban hành năm 1988 đã cho phép các trường học được quyền tự kiểm soát ngân sách và các hoạt động của mình, không phải qua sự giám sát của LEA, và nhận tài trợ trực tiếp từ chính phủ. Đạo luật này cũng ban hành một chương trình cho cả nước, đã gây ra nhiều tranh luận, và chương trình này đã được đơn giản hóa vào năm 1994.

CÁC LOẠI TRƯỜNG Ở VƯƠNG QUỐC ANH

            Các trường nổi tiếng nhất ở Anh là những trường tư thục, như trường Đại học Eton, trường Harrow, trường Rugby, trường Winchester. Những trường tư thục nổi tiếng này, được thành lập từ thời Trung cổ, về mặt lý thuyết và mở rộng cửa cho cộng đồng, nhưng trên thực tế chỉ có những học sinh có khả năng trang trải được học phí mới có thể vào học. Nhiều nhà lãnh đạo của Anh đã xuất thân từ những trường tư thục này, vốn dành cho những người có tiền và có thế lực, nhưng cũng cấp một số học bổng cho các học sinh nghèo. Các chính quyền địa phương và chính quyền trung ương cũng hỗ trợ cho một số gia đình không thể lo được học phí cho con em họ. Một dải rộng các loại trường khác cũng là trường tư thục, như các trường mẫu giáo, trường ngoại trú và trường nội trú. Những trường tư thục nhận học sinh từ 7 tuổi cho đến 11, 12 hoặc 13 tuổi gọi là các trường trung học cơ sở. Các trường tư thục nhận học sinh ở độ tuổi cao hơn, từ 11, 12 hoặc 13 tuổi cho đến 18 hay 19 tuổi còn gọi là trường dân lập. Chỉ có 7% học sinh của Anh theo học các trường tư thục.

            Ở Anh, Wales và Bắc Ireland, hệ thống giáo dục tương tự như nhau. Đa số học sinh đến trường đều được tài trợ toàn phần hay một phần bởi các quỹ nhà nước. Các trường này bao gồm các trường nhà nước đo các LEA (cơ quan giáo dục địa phương) sở hữu và tài trợ; các trường dân lập được thành lập và tài trợ chủ yếu bởi các giáo phái; các trường nhận trợ cấp trực tiếp từ chính phủ; và các trường chuyên khoa liên kết với những người ủng hộ là tư nhân. Hầu hết học sinh theo học các trường của LEA. Có khoảng 15% học sinh học ở các trường nhận trợ cấp của chính phủ.

            Ở Scotland, các cơ quan về giáo dục hầu hết độc lập với những cơ quan ở Vương quốc Anh. Chẳng hạn như các trường này có thể nâng tuổi rời ghế nhà trường của học sinh. Hầu hết các trường ở Scotland và trường phổ thông hỗn hợp, và ban giám hiệu nhà trường có cả phụ huynh và các chuyên gia. Những cuộc cải cách gần đây đã thực hiện việc quản lý các trường theo từng địa phương, và cho phép các trường nhà nước được tự quản nếu như trong cuộc đầu phiếu những người tham gia bỏ phiếu tán thành đường lối này. Khi đó trường này sẽ nhận tài trợ trực tiếp từ chính quyền trung ương thay vì từ chính quyền địa phương.

            Năm 1997, Scotland đã bầu cử để thành lập cơ quan lập pháp riêng của họ, tách rời khai quốc hội ở Luân Đôn. Do đó, giáo dục ở Scotland đã thay đổi đáng kể do các cuộc bầu cử quốc hội năm 1999. Qua quốc hội của riêng mình, Scotland có thể giải quyết các vấn đề giáo dục nội bộ và thành lập các cơ quan giáo dục cho riêng họ. Những cơ quan này nhận nhưng trách nhiệm trước đây của bộ trưởng tại Scotland và của các cơ quan ngoài Scotland. Wa les cũng đã bầu ra quốc hội riêng của mình, với quyền hạn tương tự đối với hệ thống giáo dục tại đây.

            Ở Bắc Ireland các trường học được cách ly bởi các giáo phái tôn giáo. Các cơ quan giáo dục địa phương có mở ra các trường học, nhưng hầu hết học sinh trung học ở Bắc Ireland theo học tại các trường của nhà thờ, hoặc thuộc Thiên chúa giáo, hoặc thuộc đạo Tin lành. Trong một nỗ lực nhằm phá bỏ sự cách ly về tôn giáo, chính quyền đã thành lập một số trường mở rộng, và có khoảng 2% học sinh theo học tại các trường này.

GIÁO DỤC NGOÀI TUỔI 16

            Ở độ tuổi 16, trước khi rời ghế nhà trường, các học sinh sẽ được kiểm tra với nhiều môn học khác nhau để lấy Chứng chỉ Tốt nghiệp Trung học Phổ thông (GCSE). Nếu những học sinh này muôn tiếp tục học lên đại học, họ sẽ dự kỳ thi cấp Nâng cao, thường được gọi là kỳ thi cấp độ A. Khoảng một phần ba học sinh ở Vương quốc Anh rời ghế nhà trường khi qua độ tuổi 16, thường tham gia vào những nghề cấp thấp trong lực lượng lao động. Những người tiếp tục việc học có thể học giáo dục bổ túc hay giáo dục đại học. Giáo dục bổ túc phần lớn là dạy nghề, cũng giống như giáo dục cho người lớn. Học sinh cũng có thể ở lại trường cho đến độ tuổi 18 để chuẩn bị cho giáo dục cấp cao.

            Tỉ lệ thanh niên vào đại học ở Vương quốc Anh thì thấp hơn nhiều so với Mỹ, nơi có hơn một nửa học sinh vào đại học. Ở Anh, tỉ lệ  này đã tăng từ một phần sáu của năm 1989 lên gần một phần ba của năm 1996. Năm 1995 có 1,7 triệu học sinh đăng ký ở giáo dục cấp cao.

            Vương quốc Anh có trên 90 trường đại học. Các trường đại học ở Anh có thể chia thành nhiều loại. Những đại học hàng đầu là Đại học Oxford và Đại học Cambridge, cả hai đều được thành lập từ thời Trung cổ. Thuật ngữ Oxbridge được dùng để chỉ cả hai trường này như một đơn vị duy nhất. Scotland có những đại học cổ xưa tương đương như vậy ở Edinburgh, Glasgow và St. Andrews.Một loại trường đại học khác gọi là ‘đại học gạch đỏ’ được xây dựng từ thế kỷ 19, khi gạch còn là vật liệu tiêu chuẩn trong xây dựng. Số lớn những trường đại học hiện đại nổi lên trong nửa cuối thế kỷ 20 thường được gọi là đại học bê tông. Luân Đôn có những cơ sở tuyệt vời của nó: Đại học Luân Đôn và trường học nổi tiếng thế giới là Trường Kinh tế Luân Đôn.

            Những học sinh quan tâm đến giáo dục cấp cao cũng có thể theo học các trường bách khoa, là những trường chuyên về khoa học và công nghệ ứng dụng. Một đạo luật giáo dục ban hành năm 1992 đã đổi các trường cao đẳng này thành các trường đại học. Người ta cũng có thể tiếp nhận giáo dục cấp cao ở Đại học Mở, thành lập năm 1969, cung cấp các khóa học mở rộng qua thư từ, truyền hình và phát thanh, cùng với băng video. Trường này còn bảo trợ cho các trung tâm giáo dục địa phương và các lớp hè. Mục đích của Đại học Mở là giảng dạy cho những người không đủ tiêu chuẩn để vào các trường đại học chính qui.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2072-02-633474850486438750/Giao-duc/Su-quan-trong-lich-su-cua-giao-d...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận