KIẾN TRÚC
Một số mẫu cổ nhất của kiến trúc Anh Quốc bao gồm những tòa nhà nhỏ có dạng hình vuông của người Anglo-Saxon. Sau cuộc chinh phục của người Noóc-Măng vào năm 1066, kiến trúc Noóc-Măng đã chiếm ưu thế ở đây. Người Noóc-Măng đã xây dựng những lâu đài và nhà thờ với các vòm rất lớn và những cây cột đồ sộ Những công trình lớn nhất do người Noóc-Măng xây dựng là tháp White, vốn là một phần của tháp Luân Đôn, và quần thể lâu đài, nhà thờ và tu viện tại Durham.
Từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 15, những khung vòm và những chóp hình nón vươn cao lên bầu trời đã đánh dấu cho sự phát triển các nhà thờ kiểu Gô-tích. Hai trong số những công trình này là tu viện Westminster và nhà thờ Lincoln ngày nay vẫn còn chiếm ngự trên bầu trời thành phố. Trong khoảng thời gian từ 1485 đến 1625, người Anh bắt đầu phối hợp kiến trúc cổ điển La Mã và các yếu tố trang trí lộng lẫy của kiến trúc thời kỳ Phục hưng của Ý thành các phong cách Tudor, Elizabeth và Jacch. Trong thời kỳ Tudor, gạch đã trở nên một loại vật liệu xây dựng phổ biến cho các căn nhà ở vùng quê Anh Quốc.
Kiến trúc của cuối thời kỳ Phục hưng của ý đã được Inigo Jones đưa vào Anh từ thế kỷ 17. Jones là người đầu tiên trong số những kiến trúc sư vĩ đại của Anh chịu ảnh hưởng của những ý tưởng trong kiến trúc ý. Jones lại tạo ảnh hưởng cho Christopher Wren, kiến trúc sư vĩ đại nhất của Anh, người đã nghiên cứu phong cách Ba-rốc vốn thịnh hành ở châu Âu và giữa thế kỷ 17. Sau Trận Cháy lớn ở Luân Đôn năm 1666, Wren đã giúp tái thiết lại thành phố này. Là một kiến trúc sư hàng đầu vào thời đó, ông đã thiết kế cho 52 nhà thờ mới tại Luân Đôn. Có nhiều nhà thờ trong số này vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Nhà thờ lớn nhất trong số này, nhà thờ chính tòa Saint Paul, là một ví dụ về phong cách kiến trúc Anh thanh nhã và đồ sộ do Wren thiết kế.
Trong thế kỷ 18 có ít tòa nhà của Anh theo lối kiến trúc trang trí hoa mỹ kiểu Ba-rốc và Rô-cô-cô thường thấy ở châu Âu. Trái lại, một phong cách giản dị theo kiểu tân cổ điển đã được kiến trúc sư Robert Adam đưa vào Anh. Phong cách này dựa trên những tàn tích của Hy Lạp và La Mã, kết hợp với những dãy cột và những mái vòm bằng đá. Đồ đạc và đồ gốm của Anh cũng trở nên nổi tiếng trong thế kỷ 18. Thomas Chippendale và Thomas Sherton đã nổi bật với những phong cách thanh nhã trong đồ đạc của họ, và nhữngloại đồ gốm do Josiah Wedgwoơd thiết kế đến ngày nay vẫncòn được sản xuất.
Nền kiến trúc thời nữ hoàng Victoria đã vay mượn từ nhiều phong cách khác nhau, trong đó có phong cách cổ điển, phong cách Gô-tích, và phong cách Phục hưng, và có đặc điểm là sự trang trí hoa mỹ. Công trình xây dựng nổi tiếng nhất thời kỳ Victoria theo lối Tân Gô-tích là tòa nhà quốc hội, được xây dựng từ năm 1840 đến năm 1870. Tòa nhà nguyên thủy thực sự của thời đại Victoria là cung điện Crystal, nơi tổ chức cuộc Đại Triển lãm vào năm 1851. Cung điện này được xây dựng bằng kính và kim 1oại, những loại vật liệu mà cho đến thế kỷ 20 các kiến trúc sư dùng để xây dựng các tòa nhà văn phòng.
Vào đầu thế kỷ 20, kiến trúc sư Charles Rennie Mackintosh đã loại bỏ phong cách kiến trúc tỉ mỉ thời Victoria để thay thế bằng một thiết kế hiện đại hơn. Những công trình của ông đã gây ảnh hưởng đến các kiến trúc sư và các nhà thiết kế nơi thất của thế kỷ 20. Sau Thế chiến thứ II, người ta cần nhiều tòa nhà mới để thay thế những tòa nhà đã bị phá hủy trong chiến tranh. Bởi vì tầng đất cái ở thành phố Luân Đôn không thích hợp để làm móng cho những tòa nhà chọc trời, nhiều tòa nhà mới được xây dựng có hình thù to lớn và hình hộp với những thiết kế hình học. Một trong những ví dụ lớn nhất về phong cách này là Nhà hát Quốc gia ở Luân Đôn. Tòa nhà lạnh lùng và không có cá tính con người này đã bị phê phán vì nó chỏi với những công trình kiến trúc thanh nhã còn tồn tại qua chiến tranh ở thành phố này.