Tài liệu: Nước Anh - Nghệ thuật biểu diễn

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Tên tuổi của Shakespeare đã gắn liền với những thành tựu vĩ đại nhất của Anh Quốc trong nghệ thuật biểu diễn. William Shakespeare đã xuất hiện trong thời đại đầy màu sắc của
Nước Anh - Nghệ thuật biểu diễn

Nội dung

NGHỆ THUẬT BIẾU DIỄN

LỊCH SỬ

Tên tuổi của Shakespeare đã gắn liền với những thành tựu vĩ đại nhất của Anh Quốc trong nghệ thuật biểu diễn. William Shakespeare đã xuất hiện trong thời đại đầy màu sắc của nữ hoàng Elizabeth vào thế kỷ thứ 16 và những tác phẩm của ông vẫn được điển xuất và trích dẫn trên khắp thế giới.Thế kỷ 16 là thời kỳ sáng tạo rộng rãi nhất, khi ngươi ta cho rằng tất cả tinh túy của thời kỳ Phục hưng cuối cùng đã du nhập vào Anh. Chính trong thời kỳ này sân khấu thương mại đã ra đời. Nhà hát nổi tiếng nhất là nhà hátGlobe ở Luân Đôn. Bị người Thanh giáo phá hủy vào giữa thế kỷ 17, Globe đã được trùng tu lại y như kiến trúc cũ vào thập kỷ 1990.

            Hàng chục những nhà viết kịch khác, trong đó có Christopher Marlowe và Ben Jonson, đã có những tác phẩm được công điền tại Globe và tại những nhà hát khác được xây dựng vào thời kỳ này. Marlowe đã nổi bật nhờ viết những tác phẩm bi kịch trong thời kỳ hài kịch vẫn đang phổ biến. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là ‘The Tragical Histơry of Dr. Faustus’ (Lịch sử Bi thảm của Bác sĩ Faustus). Jonson là một nhà văn châm biếm thiên tài, đã viết kịch cho cả cung điện hoàng gia lẫn các nhà hát thương mại.

            Cơ sở của nhạc hợp xướng, vốn đã trở thành một truyền thống âm nhạc quan trọng của Anh Quốc, được hình thành từ thời đại của nữ hoàng Elizabeth. Sự phát triển của loại hình  âm nhạc này được khích lệ bởi cuộc cải cách của đạo Tin lành, vốn thay đổi ngôn ngữ dùng trong nhà thờ và đổi âm nhạc từ tiếng La Tinh sang tiếng Anh. Thomas Tallis và học trò của ông là William Byrd là những nhà soạn nhạc nổi bật, đã làm việc trong nhà thờ hoàng gia của nữ hoàng Elizabeth I. Trong nước lúc đó cũng có nhiều nhà soạn nhạc thế tục. Loại nhạc Madrigan của Anh, đành cho hai hay nhiều giọng hát, cũng phát triển trong thời kỳ Elizabeth này.

            Người Thanh giáo đã cấm các nhà hát vì cho là vô đạo đức khi họ kiểm soát nước Anh vào giữa thế kỷ 17. Sau đó sân khấu đã được phục hồi cùng với vương triều mới, trong thời kỳ khôi phục chế độ quân chủ vào năm 1660. Sân khấu được khôi phục có đặc điểm là chuyên diễn những vở hài kịch dí dỏm và thường cũng rất gay gắt về các phong cách xã hội, đối nghịch với những chủ đề bi kịch của thời đại Shakespeare. William Wycherley và William Congreve là những nhà soạn kịch nổi bật vào thời này. Vở ô-pê-ra đầu tiên của Anh Quốc được viết vào cuối thế kỷ 17, và Henry Purcel1 là nhà soạn kịch nổi tiếng trong thể loại này.

            George Frideric Handel, một người Đức sống ở Luân Đôn, đã viết nhiều vở ô-pê-ra vào đầu thế kỷ 18. Trong thế kỷ thứ 18 số lượngng các nhà hát gia tăng và các vở diễn mang tính trào phúng nhiều hơn. Oliver Goldsmith, sinh ra tại Ireland, đã viết những vở hài kịch cũng như tiểu thuyết, thơ và tiểu luận. Một nhà soạn kịch hài hước nổi bật khác là Richard Brinsley Sheridan.

            Thế kỷ 19 có sự phát triển của một hình thức giải trí độc đáo của Anh Quốc là ca múa nhạc, có liên quan với kịch vui của thế kỷ 20. Trong chương trình ca múa nhạc có nhiều tiết

mục đa dạng, với các màn hài hước và các bài hát, trong đó nhiều mục rất táo bạo. Kịch câm cũng xuất hiện trong thời Victoria, với cách phục sức cầu kỳ, để kể lại những câu chuyện thần tiên, thường được diễn vào mùa Giáng sinh. Trong các kịch câm có hát, múa, những màn kịch hài và sự tham gia của khán giả. Kịch ô-pê-ra hài của William Gilbert và Arthur Sullivan cũng và một bộ phận quan trọng trong âm nhạc thời Victoria, đến ngày nay vẫn còn được biểu điển trên khắp thế giới.

NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN TRONG THẾ KỶ 20

            Trong thế kỷ 20 Anh Quốc vẫn là một trong những trung tâm lớn nhất của kịch nghệ. Nhiều nhà hát của Anh đã thu hút khán giả đến từ khắp thế giới. Điều này là do năng lực của những diễn viên Anh trong thế kỷ 20, trong đó có Laurence Olivier, Michael Redgrave, John Gielgud, Alec Guinness, Rex Harrison, Richard Burton, Glenda Jackson, Vanessa Redgrave, Kenneth Branagh, và Emma Thompson. Chất lượng của những vở kịch cũng là một nhân tố quan trọng khác: Vào đầu thế kỷ 20, những nhà viết kịch đáng chú ý có John Galsworthy và Noel Coward. Sau Thế chiến thứ II, Anh Quốc có sự phục hưng của kịch nghệ với những tác phẩm tiên phong của Samuel Beckett và Harold Pinter.

            Anh Quốc có trên 300 nhà hát chuyên nghiệp đã biểu diễn thành công các vở kịch, trong đó khoảng 100 nhà hát ở Luân Đôn, và trong số này một nửa tọa lạc ở quận West End. Có khoảng 300 công ty biểu diễn chuyên nghiệp, một số liên kết với các nhà hát cụ thể, một số khác chuyên đi lưu diễn. Công ty Royal Shakespeare nổi tiếng đã biểu diễn ở Luân Đôn, tại trung tâm Barbican và ở các nhà hát tại Stratford-Upon-Avon. Những nhà hát nổi tiếng ở Luân Đôn có nhà hát Quốc gia Hoàng gia, nhà hát Old Vic, và nhà hát Cung đình Hoàng gia. Ngoài ra còn có vô số những đoàn kịch nghiệp dư biểu diễn trong khắp nước Anh.

            Âm nhạc là rất quan trọng đối với Anh Quốc trong thế kỷ 20, và Luân Đôn được coi như một trong những kinh đô âm nhạc lớn nhất thế giới. Sự hâm mộ âm nhạc đã lan rộng, và các loại hình âm nhạc được biểu diễn cũng rất đa dạng, từ nhạc cổ điển đến nhạc hiện đại. Anh Quốc có hàng ngàn những hội ô-pê-ra, ban đồng ca, và những ban nhạc nghiệp dư.

            Những nhà soạn nhạc quan trọng vào đầu thế kỷ 20 có Edward Elgar, chuyên soạn nhạc cho những dàn đồng ca, và Frederick Đelius, người đã viết vở ô-pê-ra ‘A Village Romeo and Juliet’. Cuối thế kỷ 20, Ralph Vaughan Williams đã tự khẳng định mình như một nhà soạn nhạc tiên phong của Anh Quốc, và William Walton đã soạn nhiều tác phẩm cổ điển quan trọng. Về nhạc ô-pê-ra, Benjamin Britten và Michael Tippett đã soạn nhiều tác phẩm nổi bật. Britten đã chuyển vở kịch ‘A Midsummer Night’ của Shakespeare thành ô-pê-ra. Tippett thì kết hợp nhạc cổ điển với nhạc pop. Andrew Lloyd Webber đã soạn nhạc cho các nhà hát từ thập kỷ 1970, và đã cho ra đời những tác phẩm thành công bất ngờ.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2070-02-633474830067688750/Van-hoa---Xa-hoi/Nghe-thuat-bieu-dien.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận