CUỘC CÁCH MẠNG 1905
Tháng Giêng năm 1905 những công nhân đình công đã tổ chức một cuộc biểu tình ôn hòa tại Saint Petersburg để đòi hỏi cải tổ. Khi họ diễu hành đến cung điện Mùa Đông, quân đội của chính quyền đã xả súng vào họ, làm chết và bị thương hàng trăm người. Sự kiện này, được gọi là Ngày Chủ nhật Đẫm máu, đã châm ngòi cho một cuộc nổi dậy, gọi là cuộc Cách mạng Nga năm 1905. Vào tháng 10 năm đó, để đối phó với tình trạng đình công và cũng hy vọng có thể vãn hồi hòa bình và ổn định, Nicholas II đã buộc phải chấp nhận một cuộc cải tổ lớn, trong đó bao gồm cả quyền tự do ngôn luận của nhân dân và việc thành lập một hội đồng dân cử, gọi là viện Duma. Tuy nhiên, sự bất ổn vẫn tiếp tục vì những người cách mạng đòi hỏi những quyền tự do nhiều hơn nữa. Hốt hoảng trước lối nguy hiểm gia tăng của cuộc cách mạng xã hội, giới tư sản Nga đã tập hợp lại xung quanh chế độ cũ. Hoàng đế có tồn tại được hay không chủ yếu nhờ vào quân đội. Và quân đội đã đàn áp cuộc cách mạng vào tháng 12 và cuối cùng đã lập lại trật tự ở các thị trấn và vùng quê.
Khi viện Duma đầu tiên được triệu tập từ tháng 5 đến tháng 7 năm 1906, những yêu cầu chính được đưa ra là một chính quyền có trách nhiệm về một quốc hội do dân bầu ra một cách dân chủ, và việc truất hữu tài sản của giới quý tộc. Những yêu cầu này là không thể chấp nhận được đối với chính quyền, nên chính quyền đã giải tán viện Duma. Viện Duma thứ hai được bầu ra năm 1907 còn cấp tiến hơn cả viện Duma thứ nhất, và cũng bị giải thể trong vòng vài tháng. Sau đó Nicholas đã thay đổi một cách bất hợp pháp về luật bầu cử để thiên vị quyền bầu cử cho những người có quyền lợi thuộc dạng bảo thủ hơn như các chủ đất và các nhà công nghiệp, và từ đó chính quyền cảm thấy dễ dàng đối phó hơn với viện Duma. Mặc dù người ta đã đạt được những sự cải tổ quan trọng trong thời gian từ 1907 đến 1914, đặc biệt là cuộc cải tổ đất đai do thủ tướng Pyotr A. Stolypin tiến hành, sự căng thẳng giữa chính quyền và viện Duma vẫn còn rất gay gắt.
THẾ CHIẾN THỨ I
Chính quyền Nga không muốn tham gia vào cuộc chiến tranh nổ ra vào năm 1914, nhưng cảm thấy rằng nếu không chấp nhận cuộc chiến này thì chỉ còn cách là chấp nhận sự thống trị của Đức ở châu Âu. Những người Nga thuộc giai cấp thượng lưu và trung lưu đã tập hợp xung quanh những nỗ lực cho chiến tranh của chế độ. Còn nông dân và công nhân thì không nhiệt tình gì cho lắm. Đức và lực lượng hàng đầu về quân sự và công nghiệp ở châu Âu, và Áo và đế quốc Ottoman là những đồng minh của nước này trong chiến tranh. Do đó Nga buộc phải chiến đấu trên ba mặt trận và bị cô lập với những đồng minh chiến tranh của họ là Pháp và Anh.
Trong hoàn cảnh như vậy, những nỗ lực chiến tranh của Nga thật là ấn tượng. Vốn đã chiến thắng trong một số trận lớn vào năm 1916, quân đội nước này không thể bị đánh bại khi cuộc Cách mạng Nga năm 1917 nổ ra vào tháng 2. Hậu phương của đất nước này đã sụp đổ dưới sức ép của chiến tranh, một phần vì các lý do kinh tế, nhưng chủ yếu là do việc công chúng không tin tưởng vào chế độ và sự bất tín nhiệm này lại càng sâu sắc hơn vì sự thiếu hiệu quả, mục nát và thậm chí là phản bội của những quan chức cấp cao.
Tháng 2 năm 1917 những cuộc tấn công ác liệt đã nổ ra tại Petrograd. Đơn vị đồn trú tại đây đã nổi dậy và những người lãnh đạo viện Duma đã lên nắm quyền. Nicholas II bị buộc phải thoái vị, đánh dấu sự cáo chung của chính quyền đế quốc. Ông ta và gia đình bị cầm tù và sau đó đã bị tử hình. Sự sụp đổ của chế độ quân chủ được theo sau bởi sự tan rã của đế quốc. Quyền hành được trao cho chính quyền lâm thời do viện Duma thành lập, và sau đó, sau cuộc Cách mạng tháng 10 năm 1917, được giao cho chính quyền Xô Viết của những người Bôn-sê-vích. Thời kỳ hỗn độn được đánh dấu bởi những cuộc cách mạng xã hội cực đoan, nội chiến và sự suy thoái của tầng lớp thượng lưu và trung lưu.
CHÍNH QUYỀN CỘNG SẢN
Những người Cộng sản đã thắng trong cuộc nội chiến năm 1921. Năm 1922 họ đã thành lập một đất nước mới gọi là Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết (hay còn gọi là Liên Xô), trong đó Nga là nước cộng hòa thành viên lớn nhất.