NGUỒN GỐC CỦA NGƯỜI NGA
Trong kỷ nguyên Tiền Cơ đốc, cả vùng lãnh thổ rộng lớn sau đó trở thành nước Nga chỉ có những bộ tộc cư ngụ thưa thớt. Vùng đất phía Bắc, với rừng núi trải dài, có những bộ tộc sau này được gọi chung là người Xla-vơ. Người Xla-vơ chính là tổ tiên của người Nga hiện đại sau này. Những vùng đồng bằng rộng lớn đã thu hút nhiều người nhập cư, nói nhiều thứ tiếng khác nhau. Trong những thế kỷ đầu tiên của kỷ nguyên Cơ đốc, những người Goth gốc Đức đã thay thế người Scythia châu Á và thành lập vương quốc Ostrogothic ở vùng Biển Đen. Đến thế kỷ thứ 4 những người Hung du cư ở châu Á đã chinh phục vương quốc này. Người Hung đã chiếm giữ phần lãnh thổ ngày nay là Ukraine và phần lớn vùng Moldova cho đến khi họ bị đánh bại ở Tây Âu vào thế kỷ thứ 5. Sau đó đến lượt người Mông Cổ Avar, rồi người Magyar, và người Thổ Nhĩ Kỳ Khazar, vốn có ảnh hưởng tại vùng này cho đến giữa thế kỷ thứ 10.
Trong khi đó, các bộ tộc người Xla-vơ ở khu vực Đông Bắc dãy núi Carpathian đã bất đầu hàng loạt những cuộc nhập cư vào đây. Những bộ tộc ở phía Tây cuối cùng đã tiến hóa thành các giống người Moravia, Pole, Czech và Slovak; còn những bộ tộc ở phía Nam thì thành các giống người Serb, Croat, Slovene và người Xla-vơ vốn sau đó đã đồng hóa với người Thổ Nhĩ Kỳ Bulgar; và những bộ tộc ở phía Đông sau này đã trở thành người Nga, người Ukraine và người Belaruse ngày nay. Những người Xla-vơ ở phía Đông đã trở thành những nhà buôn nổi tiếng. Các hệ thống sông ngòi và đường thủy trải rộng đã tạo thuận lợi cho người Xla-vơ thành lập các thương điếm, nổi bật nhất là các thành phố Kyiv (Kiev) hiện nay là thủ đô của Ukraine, và Novgorod ở ngay phía Bắc Kyiv.
THỜI KỲ ĐẠI ĐẾ VLADIMIR
Năm 882 Kyiv và Novgorod được hợp nhất thành nước Kieva Rus. Đến đầu thế kỷ thứ 10, Kieva Rus đã có những mối quan hệ chặt chẽ về thương mại và văn hóa với đế quốc Byzantine, trung tâm của Cơ đốc giáo Chính thống. Năm 890 Vladimir I trở thành người cai trị tại đây, và 8 năm sau ông đã cải đạo sang Cơ đốc giáo Chính thống và biến giáo phái này tôn giáo chính thức của Kieva Rus. Các tu viện và nhà thờ được xây theo phong cách Byzantine, và văn hóa Byzantine chiếm ưu thế trong các lĩnh vực như nghệ thuật, kiến trúc và âm nhạc. Việc Vladimir chọn Cơ đốc giáo Chính thống mà không chọn Thiên chúa giáo La Mã hay Hồi giáo đã có một ảnh hưởng quan trọng đối với tương lai của nước Nga. Chính thống giáo đã đóng một vai trò quyết định trong việc hình thành các giá trị và bản sắc riêng biệt của người Xla-vơ phía Đông. Họ đã thuộc về Âu châu hơn là bất kỳ một nền văn minh lớn nào trên thế giới. Sau khi đế quốc Byzantine sụp đổ vào năm 1453, là những người Chính thống giáo, họ đã là những thành viên hùng mạnh nhưng chỉ đứng ngoài lề cộng đồng Cơ đốc giáo của châu Âu.
THỜI ĐẠI YAROSLAV
Kievan Rus đã có được sự huy hoàng và cường thịnh tột đỉnh dưới sự cai trị của Yaroslav vào thế kỷ 11. Yaroslav đã biến Kyiv thành một thành phố lớn và xây dựng những tòa nhà nguy nga tại đây. Yaroslav đã làm nhiều việc để phát triển nền giáo dục và văn hóa của Rus. Ông ta cũng soạn ra bộ luật đầu tiên của nước Nga, gọi là Russkaya Pravda.
SỰ SUY THOÁI CỦA KIEVAN RUS
Sau khi Yaroslav qua đời nào năm 1054, Kievan Rus bắt đầu suy thoái. Đất nước này hưng thịnh là nhờ vào việc kiểm soát được những con đường mậu dịch lớn giữa Bắc Âu và đế quốc Byzantine và vùng Trung Đông. Vào thế kỷ 11 và 12 bộ tộc Polovtsy Thổ Nhĩ Kỳ đã chinh phục và thống trị vùng thảo nguyên phía Đông Nam, đe dọa những con đường mậu dịch của Kievan Rus. Tình hình còn tệ hơn nữa khi những người thuộc đạo quân chữ thập đánh bại Constantinople vào năm 1204. Những vùng đất rộng lớn thưa dân giữa Biển Baltic và Biển Đen rất khó được duy trì như là một quốc gia duy nhất. Ngoài ra, bởi vì lãnh thổ Kievan Rus được chia xẻ bởi những người thừa kế của quốc vương, quyền lực chính trị đã trở nên manh mún và những cuộc giao tranh nổ ra thường xuyên giữa các nhánh khác nhau trong hoàng tộc.
Cháu nội của Yaroslav là Vladimir II Monomakh đã có nỗ lực cuối cùng trong việc thống nhất Kievan Rus. Nhưng sau khi ông qua đời năm 1125, sự chia cắt lại tiếp tục. Các công quốc của Kievan Rus đã đe doạ đến thành phố Kyiv. Sau đó Novgorod đã nổi lên là một nước thương mại thịnh vượng. Vào thế kỷ 13 thành phố này đã trở thành nơi đặt nhà máy lớn của Liên minh Hanseatic, một liên minh thương mại của các nước và các thành phố ở châu Âu. Kyiv đã đánh mất sự quan trọng là một trung tâm văn hóa lớn của đất nước, vì Vladimir và Moscow đã vượt trội hơn. Những vùng đất Xla-vơ phía Đông đã trở nên một liên bang lỏng lẻo bao gồm các công quốc nhỏ, được kết nối với nhau bằng ngôn ngữ, tôn giáo, truyền thống và tập quán chung. Mặc dù được cai trị bởi những thành viên của cùng gia đình Ryurik, những công quốc này luôn luôn gây chiến lẫn nhau. Trong thế kỷ 13 lại còn có một mối đe dọa lớn hơn đến từ châu Á.
CUỘC XÂM LĂNG CỦA MÔNG CỔ
Năm 1223 quân đội Mông Cổ của vua Genghis đã xâm lăng vùng Đông Nam. Nước Polovtsy đã gửi quân đến cứu viện. Trong trận sông Kalka liên quân Nga-Polovtsy đã thất trận. Tuy nhiên, sau khi chiến thắng vua Mông Cổ đã triệu hồi quân đội, và họ đã rút đi nhanh chóng giống như khi đến. Trong vòng 14 năm người Mông Cổ không hề đụng chạm đến phía nước Nga. Đến năm 1237, cháu nội của vua Genghis và vua Batu đã dẫn quân trở lại miền Đông nước Nga.
Địa hình hiểm trở của các rừng núi và đầm lầy ở phía Nam Novgorod đã ngăn chặn bước tiến của quân Mông Cổ. Vua Batu đã buộc phải chuyển hướng, di chuyển về phía Tây Nam. Kyiv đã phải tự phòng vệ, nhưng thành phố này đã bị quân đội của Batu tàn phá năm 1240. Những người xâm lăng này thường được gọi chung là quân Tatar. Quân Mông Cổ đã tàn phá Ba Lan và Hungari rồi tiến về phía Đông, đến Moravia. Năm 1242 Batu đã thành lập thủ đô của mình ở hạ nguồn sông Volga và thiết lập một vương quốc gọi là Golden Horde, độc lập với đế quốc Mông Cổ.
NHỮNG THAY ĐỔI VỀ DÂN TỘC
Ngoài việc tàn phá ở nước Nga, cuộc xâm lăng của Mông Cổ đã có một ảnh hưởng lâu dài trong lịch sử đất nước này. Sự cai trị của Mông Cổ đã làm gia tăng sự cô lập của Nga đối với châu Âu, và những tập quán, luật lệ và chính quyền của người Tatar cũng có một ảnh hưởng nhất định đến người Nga. Trong thời kỳ cai trị của Mông Cổ, người Xla-vơ phía Đông đã tiến hóa thành ba nhóm người khác nhau. Một nhóm, chịu ảnh hưởng văn hóa của người Pole và người Lithuania, cuối cùng đã trở thành tộc người Nga trắng. Nhóm thứ hai, hình thành dân số Xla-vơ từ Kyiv và vùng phụ cận, được gọi là người Nga Nhỏ, sau đó gọi và người Ukraine. Nhóm thứ ba, sống ở vùng Đông Bắc, trở thành giống người Nga Lớn.
TRIỀU CỐNG CHO VUA TRUNG Á
Mặc dù người Mông Cổ đã không tấn công Novgorod, vùng Tây Bắc nước Nga lại bị đe dọa bởi giặc ngoại xâm từ phương Tây. Những người Thụy Điển xuất thân từ vùng Baltic đã tìm cách sát nhập Novgorod vào lãnh thổ của họ. Năm 1240 một đội quân Thụy Điển đã đổ bộ lên bờ sông Neva, và hoàng tử Alexander của Novgorod đã dẫn một đoàn quân Nga để đối đầu với họ. Vị hoàng tử này đã chiến thắng lẫy lừng đến độ được gọi là Alexander Nevsky (Alexander của Neva). Hai năm sau các hiệp sĩ người Teutonic, thuộc giai cấp quân đội tôn giáo của Đức, đã từ phía Tây tiến tới Nga. Alexander cũng dẫn quân băng qua hồ nước đóng băng Peipus để đánh đuổi họ. Vì phải đối phó liên tục với những mối nguy từ phương Tây, và cũng không muốn bị người Tatar xâm lược từ phía Nam, Alexander đã theo đuổi một chính sách phục tùng Golden Horde và hòa giải với vua của Mông Cổ. Theo ý người Tatar, Alexander đã hành trình đến Sarai để xin quyền được cai trị đất nước mình. Người Tatar đã cho phép Alexander cai trị vùng Kyiv, Vladimir và Novgorod. Hầu hết những hoàng tử khác của Nga đã theo gương Alexander, nộp triều cống và tự coi họ là chư hầu của vua Mông Cổ.