Tài liệu: New Zealand - Giáo dục đại học

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

New Zealand có 8 trường đại học, với các trình độ đại học và sau đại học về các ngành nghệ thuật, khoa học và thương mại. Ngoài ra còn có rất nhiều những trường bách khoa, cao
New Zealand - Giáo dục đại học

Nội dung

Giáo dục đại học

New Zealand có 8 trường đại học, với các trình độ đại học và sau đại học về các ngành nghệ thuật, khoa học và thương mại. Ngoài ra còn có rất nhiều những trường bách khoa, cao đẳng và các cơ sở giáo dục tư nhân với một dải rộng các loại chương trình về học thuật và chuyên môn.

CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Để lấy bằng cử nhân về nghệ thuật hay khoa học, sinh viên cần học từ 3 đến 4 năm, trong khi các chương trình dạy nghề hay chương trình chuyên môn đòi hỏi thời gian dài hơn.

Mỗi trường đại học đều ấn hành một cuốn sổ ghi rõ chi tiết các ngành học trong năm và thường được niêm yết tại phòng tham khảo của các thư viện công cộng hoặc có thể ít được mua tại các tiệm sách hay quầy sách của nhà trường. Trong sổ này cũng ghi rõ các mức học phí và yêu cầu tuyển sinh. Thời gian của các học kỳ khác nhau tùy theo từng trường.

Tất cả các sinh viên phải biết nói tiếng Anh và một số trường đặt ra các tiêu chuẩn để xét tuyển.

Yêu cầu tuyển sinh vào đại học thường là Chứng chỉ Trợ cấp hạng 'A' hoặc hạng 'B', hay Chứng chỉ Trung học kèm với ít nhất ba điểm C trong kỳ thi cuối cấp. Sinh viên cũng có thể vào đại học với tổng số điểm nhỏ hơn 12 (New Zealand tính điểm 1 là cao nhất và 9 là thấp nhất trong kỳ thi cuối cấp) của 4 môn cao điểm nhất trong Kỳ thi Lớp 6. Việc nhập học vào một số ngành có tính cạnh tranh rất cao và chỉ những học sinh có thành tích học tập rất cao mới được tuyển vào học.

Các trường Bách khoa

New Zealand có 22 trường bách khoa với một dải rộng các bộ môn về học thuật, dạy nghề hay chuyên môn, cùng với các chương trình 3 hay 4 năm để cấp bằng cử nhân. Các trường bách khoa này cũng có cả chương trình toàn thời gian và chương trình bán thời gian.

Mỗi trường bách khoa đều ấn hành hàng năm một bản cáo bạch trong đó ghi rõ các ngành học trong năm. Trong bản cáo bạch này cũng ghi rõ học phí và yêu cầu tuyển sinh.

Để vào các trường bách khoa này học sinh cần có Chứng chỉ Lớp 6 với các môn phù hợp với ngành định đăng ký.

Các trường Cao đẳng Sư phạm

New Zealand có 4 trường cao đẳng sư phạm, tọa lạc tại Auckland, Wellington, Christchurch và Dunedin. Ngoài ra một số trường đại học cũng có ngành sư phạm.

Các khóa học về sư phạm, không phải là chương trình sư phạm chính quy, cũng có ở một số trường bách khoa và các cơ sở tư nhân.

Để vào các trường cao đẳng sư phạm, học sinh cần có Chứng chỉ Lớp 6 với các môn phù hợp với ngành dự định đăng ký.

Các Cơ sở Đào tạo Tư nhân

Ở New Zealanđ có hàng ngàn những cơ sở đào tạo tư nhân, với rất nhiều ngành học, đa số là tập trung vào một môn học cụ thể nào đó.

Có trên 800 cơ sở loại này đã đăng ký với Cơ quan Văn bằng New Zealand (NZQA) và một số cơ sở có cấp bằng cử nhân. Trong số này có khoảng một phần tư do người Maori sở hữu và điều hành.

SINH VIÊN NƯỚC NGOÀI

Những sinh viên không qua các cấp học phổ thông tại New Zealand vẫn có thể đăng ký vào các ngành học ở đại học.

Mỗi trường đại học, trường bách khoa hay cao đẳng sư phạm đều có những tiêu chuẩn xét tuyển đối với sinh viên nước ngoài.

Yêu cầu về Tiếng Anh

Hầu hết các cơ sở giáo dục cấp cao đều đòi hỏi các chứng chỉ về trình độ nói và viết tiếng Anh. Thường thì điểm tối thiểu cho chứng chỉ IELTS và 6,0 hoặc 6,5, điểm cho chứng chỉ TOEFL là 550 với điểm môn viết tối thiểu là 4,0 hoặc 5,o điểm. Những loại chứng chỉ này đã được công nhận toàn cầu và sinh viên có thể lấy tại New Zealand.

Đăng ký

Các cơ sở giáo dục cấp cao thường bắt đầu năm học và tháng 2 và ngày khóa sổ đăng ký tùy theo từng trường.

Đối với các chương trình bắt đầu học từ tháng 2, sinh viên nên đăng ký từ tháng 9 năm trước. Mẫu đơn đăng ký có phát tại các trường. Một khoản lệ phí đăng ký tối đa là 150 NZ$ sẽ được thu, và các loại hồ sơ không phải bằng tiếng Anh cần được nộp kèm bản địch sang tiếng Anh có thị thực.

Trợ cấp

Tiền trợ cấp có thể được cấp phát cho những sinh viên New Zealand từ l8 tuổi trở nên đang theo học các chương trình toàn thời gian. trợ cấp này được phát dựa trên cơ sở kiểm tra tài sản của sinh viên, và mức độ được phát sẽ tùy thuộc vào hoàn cảnh riêng của từng người. Các mặt xem xét bao gồm tuổi tác, tình trạng gia đình và nếu đã có gia đình thì đã có con hay chưa, các nguồn thu nhập khác như lương của người hôn phối, và đối với sinh viên dưới 25 tuổi thì thu nhập của cha mẹ cũng được đưa vào xem xét.

Học phí

Chính quyền tài trợ cho các cơ sở giáo dục cấp cao của nhà nước và trang trải hầu hết các chi phí về giảng dạy. Hiện nay sinh viên chỉ phải đóng góp khoảng 25% chi phí của khóa học. Các chi phí này tùy thuộc vào loại hình và cấp độ của từng khóa học. Chẳng hạn như, chi phí cho năm thứ nhất của của ngành Nghệ thuật vào khoảng 3.000 NZ$, trong khi chi phí cho năm cuối của chương trình bác sĩ hay nha sĩ có thể vào khoảng 10.000 NZ$.

Các quỹ cho vay đối với sinh viên có thể đáp ứng các chi phí này và tất cả các sinh viên, kể cả những sinh viên được nhận trợ cấp đều có thể vay tiền từ quỹ này. Nếu sinh viên theo học chương trình toàn thời gian thì việc vay tiền này được miễn tiền lãi, và việc hoàn trả số tiền vay này sau khi học xong sẽ được thực hiện với Cục Ngân khố Nội địa. Thời hạn trả tiền tùy thuộc vào thu nhập của sinh viên ra trường. Tỉ lệ trả là 10% của số thu nhập vượt trên 15.496 NZ$ một năm.

Hiện nay sinh viên có thể vay những khoản sau đây:

+ Toàn bộ học phí

+ Tối đa 1.000 NZ$ một năm cho những khoản chi phí liên quan đến việc học

+ Tối đa 150 NZ$ một tuần cho sinh hoạt phí

Những điều kiện này chỉ áp dụng cho các sinh viên theo chương trình toàn thời gian.

Hiệp hội Sinh viên

Những sinh viên đăng ký ở hầu hết các cơ sở giáo dục công lập đều và thành viên của các hiệp hội sinh viên. Lệ phí cho hội viên từ 50 NZ$ đền 200 NZ$ một năm. Các hiệp hội sinh viên có nhiều dịch vụ và phương tiện khác nhau tùy theo từng trường và những hiệp hội này cũng đại diện cho quyền lợi của sinh viên đối với những người có quyền ra quyết định của nhà trường.

Các Hệ thống Hỗ trợ khác

Đối với các sinh viên đại học, những loại hình hỗ trợ khác bao gồm:

+ Dịch vụ tư vấn về chương trình học và nghề nghiệp

+ Các loại học bổng được tài trợ từ các nguồn nhà nước và tư nhân

+ Các phương tiện về chỗ ở và giải trí

+ Các khóa học để hỗ trợ cho các sinh viên thiếu thuận lợi có thể đáp ứng được những yêu cầu tuyển sinh

Đại học Hàm thụ

Đại học Massey và Đại học Mở Bách khoa của New Zealand (TOPNZ) có các chương trình hàm thụ dành cho sinh viên.

Tiếng Anh Dành cho Người Nước ngoài

Các chương trình giáo dục người lớn có nhiều khóa học khác nhau, từ các khóa vỡ lòng đến các khóa học nâng cao về Tiếng Anh Kinh doanh. Các khóa học này cũng có ở hầu hết các trường bách khoa và trường đại học. Trường Hàm thụ cũng có chương trình Tiếng Anh dành cho học viên.

Hầu hết các trường trung học đều có chương trình dạy tiếng Anh cho những học sinh không sử dụng ngôn ngữ này. Ngoài ra các Trường Ngôn ngữ Tiếng Anh của tư nhân cũng có các chương trình loại này.

Một mạng lưới những tình nguyện viên dạy kèm tại nhà cũng đảm trách việc dạy tiếng Anh vỡ lòng cho những người mới nhập cư. Những người tình nguyện này đến từng nhà và dạy kèm cho những người lớn không có điều kiện đến các lớp tiếng Anh chính quy.

Sinh viên Nước ngoài với Hệ thống Đại học

Ở New Zealand

New Zealand đã nổi tiếng trên thế giới về một nền giáo dục có chất lượng. Đất nước này cung ứng một môi trường học tập an toàn với các cơ hội và các địch vụ hỗ trợ tuyệt vời cho các sinh viên quốc tế. Chương trình học có ở các dạng học thuật, dạy nghề và chuyên môn ở các trường đại học, trường bách khoa và các trường cao đẳng sư phạm.

Trước khi bắt đầu vào học tại một trường đại học, nhiều sinh viên quốc tế đã ghi danh vào các chương trình của các trường trung học, các trường bách khoa hay một cơ sở giáo dục tư nhân tại New Zealand. Một số trường đại học cũng có những chương trình cơ sở tạo cơ hội cho các sinh viên quốc tế nâng cao kỹ năng Anh ngữ và kiến thức học thuật của mình để đạt tiêu chuẩn xét tuyển vào trường. Ở đây cũng có các chương trình chỉ tập trung vào ngôn ngữ tiếng Anh.

Có 21 trường bách khoa hay học viện công nghệ, hình thành hệ thống các trường bách khoa của New Zealand. Những cơ sở này do nhà nước tài trợ và cung ứng việc giáo dục và đào tạo ở nhiều cấp độ, từ sơ đẳng đến các chương trình có bằng cấp. Hầu hết các trường đại học đều có sự thỏa thuận công nhận việc tốt nghiệp của những sinh viên tại các trường bách khoa hay học viện công nghệ như một tiêu chuẩn để xét tuyển vào trường.

Có một số lượng ngày càng gia tăng của những cơ sở giáo dục cấp cao của tư nhân tại New Zealand. Những cơ sở này có nhiều chương trình học khác nhau, kể cả chương trình học tiếng Anh. Các sinh viên quốc tế thường ghi danh vào các cơ sở này, hoặc để nâng cao trình độ tiếng Anh trước khi vào đại học, hoặc để đậu các kỳ thi theo yêu cầu xét tuyển vào đại học.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở NEW ZEALAND

Nền giáo dục đại học ở New Zealand đã được hình thành từ năm 1870 và có một truyền thống giống như hệ thống đại học ở Anh Quốc. ở đây có tám trường đại học, tất cả đều sẵn sàng đón nhận những sinh viên quốc tế vào học tập hay nghiên cứu. Ngoài hệ thống hợp tác về kiểm tra để đảm bảo chất lượng giảng đay, mỗi một trường đại học đều tổ chức tự kiểm tra chất lượng cho riêng mình.

Tất cả các trường đại học ở New Zealand đều có một dải rộng các bộ môn về nghệ thuật, thương mại và khoa học. Mỗi trường cũng phát triển những môn chuyên biệt như y khoa, kỹ thuật, khoa học thú y, nghiên cứu máy tính, nông nghiệp hay nghiên cứu môi trường.

Hệ thống Bằng cấp

Các hoại bằng cử nhân, cao học và tiến sĩ đều được tất cả các trường đại học ở New Zealand cấp phát. Các chương trình học ở các trường này có chương trình đại học và sau đại học, cùng với chương trình danh dự (thường phải thêm một năm để học).

Chương trình Đại học

Ở hầu hết các trường đại học tại New Zealand, chương trình học cho cấp độ cử nhân bao gồm một số môn cụ thể. Ở mỗi ngành học thường chia ra chương trình của năm thứ nhất (mức độ 100 hay Giai đoạn 1), năm thứ hai (mức độ 200 hay Giai đoạn 2), và năm thứ ba (mức độ 300 hay Giai đoạn 3). Sinh viên chỉ có thể bước vào giai đoạn tiếp theo sau khi đã đậu tất cả các môn của giai đoạn trước.

Ở mỗi môn học, mỗi tuần sinh viên phải dự một số buổi lên lớp hay dạy kèm, cùng với một số buổi thực hành trong phòng thí nghiệm. Đối với một số môn, các chuyến du khảo tạo cơ hội cho sinh viên học tập tại chỗ về các hiện tượng tự nhiên hay các quá trình xã hội. Việc học theo dạng này sẽ được bổ sung bằng việc đọc sách và nghiên cứa cá nhân. Các sinh viên được trông đợi phát triển các kỹ năng học tập độc lập với một sự giám sát tối thiểu.

Điểm số được cho vào các bài kiểm tra, các công việc được giao và những bài thực hành. Những điểm này sẽ được cộng thành điểm chung của môn học. Hầu hết các môn học đều có một kỳ thi, hoặc vào giữa năm học (tháng 6), hoặc vào khoảng cuối năm học (tháng 10/11).

Chương trình Sau Đại học

Sau khi có bằng cừ nhân, sinh viên có thể học tiếp để lập bằng cao học. Bằng cử nhân có thể đi kèm với dạng danh dự, một dấu hiệu về cả những môn học thử thách lẫn sự thành đạt của sinh viên trong những môn này.

Chứng chỉ Tốt nghiệp

Đây là dạng chứng chỉ cấp cho những sinh viên đã hoàn tất chương trình l năm tại một trường đại học. Chương trình này không đòi hỏi nơi người học một căn bản về học vấn hay kinh nghiệm về ngành đang học.

Chứng chỉ Sau Đại học

Đây là chứng chỉ của chương trình 1 năm, dành cho những sinh viên đã tốt nghiệp đại học và học tiếp theo chuyên ngành đại học của mình.

Bằng Cao học

Chương trình của bằng Cao học dành cho những sinh viên đã lấy bằng Cử nhân. Chương trình này thường kéo dài từ 1 đến 2 năm đối với chương trình toàn thời gian, đối với chương trình bán thời gian thì độ dài được qui tương ứng với chương trình toàn thời gian. Nội dung của chương trình này dựa trên cơ sở chuyên ngành của bằng Cử nhân, tập trung vào các hội thảo và việc nghiên cứu cá nhân. Cuối chương trình là một luận án tốt nghiệp, và trong một số trường hợp, nhất là trường hợp sinh viên đã lấy bằng Cử nhân Danh dự với thời gian học là 4 năm, chương trình chỉ bao gồm phần luận án tốt nghiệp.

Bằng Tiến sĩ

Trong chương trình Tiến sĩ, các sinh viên sẽ chuẩn bị một luận án tốt nghiệp về một đề tài đã được duyệt, trong thời gian thường là tối thiểu 2 năm. Luận án này dựa trên cơ sở nghiên cứu của sinh viên dưới sự giám sát của các giáo viên. Luận án sẽ được bảo vệ trước một hội đồng giám khảo, trong đó có ít nhất 2 giám khảo ở bên ngoài trường. Trong hầu hết các trường hợp, luận án này sẽ được tiếp tục với một bài thi vấn đáp về đề tài luận án và những kiến thức trong lĩnh vực nghiên cứu của sinh viên. Để đăng ký vào chương trình Tiến sĩ , các ứng viên cần có bằng Cử nhân Danh dự loại giỏi, hoặc bằng Cao học loại giỏi hoặc khá, hoặc các bằng cấp tương đương. Số lượng được xét tuyển còn tùy thuộc vào số lượng giáo viên giám sát và các phương tiện sẵn có.

Việc Nghiên cứu ở Các trường Đại học

Việc nghiên cứu của đội ngũ giảng dạy ở các trường đại học của New Zealand bao trùm những lĩnh vực rất rộng và hình thành một khía cạnh sinh động trong hoạt động giảng dạy ở đại học. Nghiên cứu là một đặc trưng chính để phân biệt giữa các trường đại học với các cơ sở giáo dục cấp cao khác. New Zealand đã duy tân được một hoạt động nghiên cứu ở mức độ cao, mà phẩm chất của nó ngày càng được công nhận ở cấp độ quốc tế. Bằng chứng của chất lượng nghiên cứu này là một danh mục đồ sộ những ấn phẩm, trong đó có nhiều bài báo trên các tạp chí chuyên ngành. Thêm những bằng chứng khác là những giải thưởng và các thành tựu lỗi lạc mà những người lãnh đạo về nghiên cứu đã đạt được.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2143-02-633493758295937500/Giao-duc/Giao-duc-dai-hoc.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận