Một số đặc trưng của New Zealand
Chim Kiwi
Kiwi chỉ sống trên đất New Zealand. Mặc dù sống chủ yếu trong rừng của New Zealand, kiwi vẫn có mặt ở các bụi rậm và những đồng cỏ. Kiwi không hẳn là một loại chim. Nó là một giống không biết bay và sống về đêm, với một bộ lông bờm xờm giống tóc hơn là giống lông chim. Đây là loài chim duy nhất có lỗ mũi trên đầu mỏ. Đây là loài còn sót lại của một bộ chim cổ, trong đó có cả loài chim mùa đến nay đã tuyệt chủng. Nó có kích thước bằng khoảng con gà mái, cân nặng từ l đến 3 kg, chim mái thường lớn hơn chim trống. Nó không có đuôi, với hái cánh bé xíu chỉ dài khoảng 5 cm.
Mặc dù có bộ dạng vụng về, chim kiwi chạy được nhanh hơn người và đã đấu tranh để tồn tại nhờ tính cảnh giác và bàn chân có ba ngón sắc nhọn. Kiwi ăn sâu bọ, côn trùng và ấu trùng, thêm với các loại lá, trái cây và hạt. Có năm loại chim kiwi ở New Zealand, trong đó ba loại có liên quan mật thiết với nhau là Kiwi Nâu, Kiwi Đốm Nhỏ và Kiwi Đốm Lớn. Mùa kiếm ăn chính của kiwi là từ cuối Đông cho đến mùa Hè. Chúng có thể làm tổ trong những khúc cây rỗng, những hang tự nhiên hay những hang do con trống đào ra.
Mỗi tổ trứng có một đến hai trứng. Trứng có vỏ nhẵn, màu ngà hoặc màu trắng lục. Trứng kiwi khá lớn, với trọng lượng một quả trứng bằng khoảng một phần tư trọng lượng con chim mẹ. Khi quả trứng đầu tiên đẻ ra, chim trống sẽ ấp trong và bảo quản tổ. Việc ấp trứng kéo dài khoảng 11 tuần, nhưng nếu chim mái trở về đẻ thêm trứng nữa thì thời gian ấp sẽ kéo dài lâu hơn. Sau thời gian ấp trứng, chim trống sẽ bị sút mất một phần ba trọng lượng. Chim kiwi con không cần cha mẹ mớm mồi, mà sống nhờ một lòng đỏ trong dự trữ ở bụng. Chim con này ở trong tổ từ 6 đến 10 ngày. Sau đó chim con sẽ theo con trống để đi kiếm mồi. Người ta biết rằng chim kiwi sống đến khoảng hai mươi năm.
Bất kể những nét kỳ quặc của nó, hay có thể là vì những nét kỳ quặc đó, chimkiwi đã được người New Zealand chấp nhận một cách nhiệt thành. Nó đã trở thành biểu tượng của quốc gia, đánh bại những loài chim có năng khiếu khác về danh hiệu này.
Người New Zealand đã được gọi là 'Kiwi' trong Thế chiến thứ I. Cái tên này cũng đã được đặt cho một hiệu xi đánh giày của Úc. Vợ của người chủ hãng xi này là người New Zealand, nên ông ta đã lấy tên 'Kiwi' làm nhãn hiệu cho sản phẩm của mình.
Bóng Bầu dục
New Zealand là quốc gia mạnh nhất về bóng bầu dục trên thế giới và đội hóng quốc gia, đội All Blacks đã trở thành một huyền thoại trong môn thể thao này. Đội All Blacks này đã được coi là một đội vô địch. Một trong những thời kỳ huy hoàng nhất của đội bóng này bắt đầu từ lúc New Zealand đoạt giải thế giới năm 1987. Đội trưởng Buck Shelford đã dẫn dắt cho đội giữ chức vô địch thế giới trong suốt 3 năm rưỡi, từ 1987 đến 1990. Năm 1990 môn bóng bầu dục trở thành một môn thể thao chuyên nghiệp và tình hình từ đây đã thay đổi. Những cầu thủ môn bóng bầu dục không còn phải chơi ngoài giờ như trước đó nữa; môn thể thao này đã trở thành nghề của họ và họ đã kiếm được những món tiền lớn qua nghề nghiệp này.
Du thuyền
New Zealand là quốc gia hàng đầu trong bộ môn du thuyền và Auckland đã trở thành kinh đô của môn thể thao này của New Zealand. Cúp America được trao lần đầu vào năm 1851 và được coi như giải thường lớn nhất và lâu đời nhất trên thế giới về môn thể thao này. New Zeaiand đã đoạt cúp này lần đầu vào năm 1995 tại San Diego. Trong lần này New Zealand đã thắng trong tất cả các cuộc đua, chỉ trừ một cuộc hòa. Trong cuộc đua chung kết lần này, New Zealanđ đã thắng 5 - 0 để nhận cúp 'Down Under' lần thứ hai trong lịch sử 144 năm của quốc gia này. Năm 2000, Russel Couits dẫn dắt cho đội New Zealand đoạt cúp America lần thứ hai với trận thắng 5 - 0 với đội của ý. New Zeland 1à quốc gia đầu tiên đã thắng một nước ngoài nước Mỹ trong bộ môn này.
Cừu
Ngày nay số lượng cừu của New Zealand đã tụt xuống so với con số của thời cao điểm là 70 triệu con vào thập kỷ 1980. Tuy nhiên, số lượng cừu ở đây vẫn gấp nhiều lần so với dân số của đất nước này (chỉ hơn 3,9 triệu người). Có rất nhiều giai thoại hài hước về cừu nhắm vào người New Zealand, đặc biệt là những giai thoại của người Úc. Điều mỉa mai là Úc chính là nước có nền công nghiệp về cừu lớn nhất thế giới, và New Zealand xếp hàng thứ hai. Một trong những câu hài hước nói rằng: ''ở New Zealand có 50 triệu con cừu, trong đó có 3,5 triệu con nghĩ rằng chúng là người'' (dân số New Zealand lúc đó là 3,5 triệu).