Giáo dục mẫu giáo
New Zealand có một dải rộng những loại hình dịch vụ giáo dục nhi đồng. Những cơ sở tư nhân, những Nhóm Cộng đồng Nhà thờ và các cơ sở tự nguyện đều có hoại dịch vụ này.
Không giống như trường tiểu học và trường trung học tư nhân, không phải tất cả các cơ sở dịch vụ này đều nhận được tài trợ của nhà nước. Theo nguyên tắc chung, quỹ tài trợ của nhà nước chỉ cấp cho những cơ sở có giấy phép và có các chính sách giáo dục rõ ràng. Bộ Giáo dục đã đặt ra các tiêu chuẩn về giấy phép, trong đó có tỉ lệ giáo viên so với học sinh và sự hạn chế sĩ số học sinh từng lớp. Cơ quan Phát triển Nhi đồng, một cơ quan nhà nước, có chức năng quan hệ với các đa phương và tư vấn cho các cơ sở dịch vụ về giáo dục nhi đồng.
TRƯỜNG MẪU GIÁO
Các trường Mẫu giáo cung ứng hoạt động giáo dục cho trẻ em từ 3 đến 5 tuổi. Một số trường có danh sách chờ đợi, trong đó các trẻ được đưa vào danh sách này từ năm 2 tuổi.
Các trẻ em sẽ vào những lớp buổi sáng hoặc lớp buổi chiều. Các lớp buổi sáng học lỗi tuần 5 buổi, trong khi các lớp buổi chiều học mỗi tuần 3 buổi. Những lớp học này tập trung vào việc phát triển các kỹ năng xã hội và học tập qua việc chơi đùa. Hầu hết các lớp mẫu giáo có từ 2 đến 3 giáo viên đã được đào tạo. Tuy nhiên các phụ huynh cũng được trông đợi giúp đỡ trong việc giám sát lớp học, gây quỹ và điều hành công việc.
Hầu hết các lớp mẫu giáo mở cửa từ 8 giờ 45 đến 11 giờ 45 và từ 12 giờ 45 đến 3 giờ 30. Những lớp này không thu học phí, nhưng vẫn nhận sự quyên góp.
Các Trung tâm Giáo dục và Chăm sóc
Các trung tâm giáo dục và chăm sóc có các lớp nguyên ngày và lớp nửa ngày. Các lớp nguyên ngày mở cửa từ 8 đến 9 giờ mỗi ngày (từ 7 giờ 30 đến 6 giờ chiều).
Thường thì các trung tâm này thu học phí hàng tuần hoặc hàng ngày. Việc thu học phí theo giờ sẽ được tính trong trường hợp gửi trẻ đột xuất. Những trung tâm này được cấp phép để nhận trẻ dưới hai tuổi hoặc trên hai tuổi. Trong số này có cả những trung tâm với phương tiện tiêu chuẩn và sự chăm sóc đặc biệt như các trung tâm của các trường Montessori và trường Rudolph.
Các Trung tâm Vui chơi
Các trung tâm vui chơi được hoạt động với sự cộng tác của phụ huynh, và các phụ huynh này có quan hệ chặt chẽ với việc điều hành trung tâm và làm việc với các trẻ trong thời gian hoạt động.
Những trung tâm vui chơi thường sắp xếp thời gian hoạt động của mình từ l đến 10 buổi mỗi tuần. Trẻ em có thể đến trung tâm tối đa 5 buổi mỗi tuần.
Mỗi trung tâm tự đưa ra mức lệ phí của mình và các phụ huynh phân công nhau để trực. Đồng thời phụ huynh cũng có thể tham dự các khóa đào tạo để giám sát tại các trung tâm vui chơi này.
Chăm sóc tại nhà
Dịch vụ này cung ứng sự chăm sóc, trông nom cho những nhóm rất nhỏ. Những nhóm này thường được gọi là nhóm chăm sóc gia đình và được thực hiện tại nhà của một phụ huynh nào đó.
Những nhóm chăm sóc gia đình này tính lệ phí theo giờ và thời gian gửi trẻ rất lanh hoạt. Thời gian hoạt động có thể là cả buổi tối và ngày nghỉ cuối tuần để giúp cho các phụ huynh phải làm việc theo thời gian bất thường.
Vú em
Những vú em nhận giữ trẻ được liệt kê trong Niên giám Những Trang vàng của New Zealand. Những vú em này có một dải rộng các loại hình dịch vụ để phục vụ cho các phụ huynh. Mặc dù nghề vú em không đòi hỏi phải có chứng chỉ hầu hết những vú em chuyên nghiệp đều đã được đào tạo về chuyên môn.
Trường Hàm thụ
Trong những trường hợp đặc biệt, các trường hàm thụ sẽ cung ứng dịch vụ giáo dục cho các trẻ dưới 6 tuổi. Đây là các trường hợp trẻ ở những vùng xa xôi, bị đau ốm hay thiểu năng, không có chỗ ở cố định hoặc có những nhu cầu đặc biệt.
Các Trung tâm Nhi đồng Đảo Pacific
Có tất cả khoảng 70 Trung tâm Nhi đồng Đảo Pacilic trong khắp cả nước New Zealand. Hầu hết các trung tâm này gắn liền với các cộng đồng nhà thờ hoặc trường học. Một số trung tâm giữ trẻ miễn phí, nhưng một số khác thu lệ phí khoảng 80 NZ$ một tuần.
Các Nhóm Nhi đồng Đảo Pacific
Những nhóm này giữ trẻ một cách thoải mái và không chính quy. Các nhóm giữ trẻ này thường đòi hỏi một mức độ tham gia cao của phụ huynh và một số nhóm đòi hỏi phụ huynh phải quyên góp.
Khắp cả nước New Zealand có khoảng l70 nhóm như vậy. Giống như các Trung tâm Nhi đồng Đảo Pacific, những nhóm này thường tọa lạc tại các nhà thờ hay các trung tâm xã hội. Nhiều nhóm chỉ hoạt động mỗi ngày 3 giờ, mỗi tuần khoảng vài ngày.
Các nhóm Vui chơi
Những nhóm này có các chương trình vui chơi cho trẻ dựa trên cơ sở cộng đồng. Phụ huynh thường phải trông nom trẻ của mình trong thời gian hoạt động. Có những nhóm có các chương trình tập trung vào việc duy trì ngôn ngữ và văn hóa cho những người mới nhập cư.
Những trẻ có Nhu cầu Đặc biệt
Ở New Zealand, việc phân biệt đối xử với những trẻ em thiểu năng là vi phạm pháp luật. Các dịch vụ cho những trẻ em và thanh niên có nhu cầu đặc biệt được cung ứng bởi cơ quan Dịch vụ Giáo dục Đặc biệt (SES).
Có những nhóm hoạt động để hỗ trợ cho những trẻ có nhu cầu về việc phát triển từ lúc sơ sinh cho đến khi chúng đã ổn định ở trường học. Những nhóm này cung ứng các dịch vụ với các kỹ năng đặc biệt.