Tài liệu: New Zealand - Du lịch qua các vùng của New Zealand

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Truyền thuyết vùng Polynesia kể rằng Đảo Bắc là một con cá được Maui kéo từ biển lên. Là một đảo có dân số lớn hơn trong số hai đảo của New Zealand, Đảo Bắc có một di sản
New Zealand - Du lịch qua các vùng của New Zealand

Nội dung

Du lịch qua các vùng của New Zealand

ĐẢO BẮC

Truyền thuyết vùng Polynesia kể rằng Đảo Bắc là một con cá được Maui kéo từ biển lên. Là một đảo có dân số lớn hơn trong số hai đảo của New Zealand, Đảo Bắc có một di sản vô cùng phong phú và cũng là nơi đầu tiên người Âu châu đến định cư.

Auckland

Được biết đến với cái tên 'Thành phố Nữ hoàng,' Auckland là nơi đô thị lớn nhất và rực rỡ nhất của New Zealand. Dân số của riêng thành phố này đã nhiều hơn của cả Đảo Nam, và bất kỳ thứ gì người ta cần cũng đều có thể tìm thấy trong phạm vi thành phố này. Thành phố này là nơi người dân đam mê 3 'b': bãi biển, thuyền bè và barbecue, bởi vì Auckland được thiên nhiên phú cho hai bến cảng đẹp, hàng chục bãi tắm an toàn, một bờ biển với những hòn đảo cách biệt, một cối sống thành thị sành điệu, và một môi trường mà khí hậu đã cho người ta những thú vui ngoài trời.

Auckland và thành phố Polynesia lớn nhất thế giới, với hơn một phần tư người Maori và khoảng 100.000 người đảo Thái Bình Dương. Người Hoa ở đây cũng bùng nổ, với rất nhiều người nhập cư từ Hồng Kông và Đài Loan.

Do sự phong phú về nền văn hóa của các dân tộc, các món ăn ở các nhà hàng ở Auckland có chất lượng và sự phong phú vào hàng đầu thế giới, với các món đặc sản của Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, và Ý. Những khu vực có nhà hàng nổi tiếng là đường K, đường Ponsonby và dọc theo đường Tamaki từ vịnh Okahu đến đường Heliers.

Đường Nữ hoàng

Đường Nữ hoàng, khu vực 'vàng son' của Auckland có những cửa hiệu sang trọng nhất New Zealand. Trong những năm 1840, đường Nữ hoàng chỉ là một khu đồng hoang đầy bụi rậm. Nhưng đến nay, những cửa hàng lưu niệm, cửa hàng đồ cổ, cửa hàng quần áo, cửa hàng nữ trang, những tiệm sách bán các loại sách hiếm, và nhiều loại cửa hàng độc đáo khác đã chiếm đặc đường phố này, với người đi tham quan và mua sắm đông đúc cả ngày dẫn đêm.

Đi qua khỏi đường Nữ hoàng, bên bờ bến cảng là Quảng trường Nữ hoàng Elizabeth II. Đây là một khu ăn trưa phổ biến dành cho nhân viên văn phòng. Xung quanh quảng trường đầy những quầy bán thức ăn nhanh, một tiệm kem và những xe đẩy bán trái cây thu hút khách qua đường. Trung tâm Du khách Auckland ở đây cung cấp những thông tin về các chuyến xe buýt và những điểm thu hút như các nhà bảo tàng, phòng trưng bày nghệ thuật, những tòa nhà lịch sử, các bãi biển và công viên.

Kế quảng trường là Bảo tàng Hàng hải Quốc gia với những chiếc tàu lịch sử nằm dọc theo bờ biển. Cạnh nhà bảo tàng là Khu Lưu vực Viaduct được bao quanh bởi những quán rượu và những nhà hàng đông khách.

Thành phố Sky

Trong số những kiến trúc mới nhất của Auckland là quần thể Thành phố Sky, trong đó có Sòng bài Harrah, Khách sạn Thành phố Sky, và tòa tháp Sky chọc trời, hiện nay là kiến trúc cao nhất ở Nam Bán cầu. Du khách có thể mua vé để theo thang máy yên đến đỉnh tháp để nhìn bao quát được cả thành phố.

Chợ Công viên Victoria

Chợ Công viên Victoria cách Thành phố Sky khoảng 10 phút đi bộ. Chợ này được xây bằng gạch từ năm 1905. Thị trưởng Arthur Myers lúc đó đã được kéo lên đến độ cao 40 mét để đặt viên gạch cuối cùng. Đây là một trung tâm du lịch là phổ biến, có bán trái cây và rau, các đồ nữ trang cổ, quần áo, và nhiều món khác. Ở đây cũng có những quầy bán đồ thủ công mỹ nghệ và các xe đẩy bán hàng rong.

Northland

Phần bán đảo không đều của Đảo Bắc lồi ra phía Bắc khoảng 450 km từ Auckland đến những vùng địa đầu đầy đá của mũi Bắc mũi Reinga, hình thành Northland. Nơi này còn được gọi là ‘vùng phía Bắc không có mùa Đông’, do mùa Đông khí hậu ôn hòa và ẩm và mùa Hè ấm áp, ẩm ướt. Để có thể làm một cuộc du hành tốt đến Northland, bạn có thể bắt đầu từ Paihia ở Vịnh Đảo. Air New Zealand và Ansett New Zealand có những chuyến bay hàng ngày đến Whangarei, Kerikeri và Kaitai. Ngoài ra bạn cũng có thể đi bằng xe bằng xa lộ Một từ Auckland.

Bản đồ New Zeanland

Vịnh Đảo

Khu nghỉ mát Paihia có thể đến được từ cầu Cảng Auckland, qua bờ biển Hibiscus, dọc theo những thị trấn nông nghiệp nhỏ Warkworth và Weilford. Đây là Vịnh Đảo, chiếc nôi của New Zealand. Kể từ thập kỷ 1950, thị trấn nhỏ Paihia đã được sửa sang lại để đáp ứng cho nhu cầu du lịch. Những nhà nghỉ và các trung tâm mua sắm, những nơi ăn uống đa dạng và các khu vui chơi ban đêm đã làm cho nơi này thành một điểm đáng để ghé lại ở Northland.

Bảo tàng Tàu đắm Kelly Tarlton

Bảo tàng này nằm ở bờ biển, có nhiều di vật hấp đẫn về những món vớt được từ những chiếc tàu đắm quanh vùng biển New Zealand. Những boong tàu, những chiếc đn lồng đong đưa, những âm thanh của chiếc tàu đang vận chuyển, và mùi của dây thừng cùng với mùi nhựa đường tạo cho người ta một cảm giác về những chuyến đi biển.

Nhà Hiệp ước Waitangi

Là một địa điểm lịch sử, Nhà Waitangi đã chứng kiến việc ký Hiệp ước Waitangi của New Zealand vào năm 1840 giữa thống đốc William Hobson và các thủ lnh người Maori. Nhà này cách Paihia khoảng 2 km, đi qua một chiếc cầu một chiều, cũng và nơi dẫn đến Khu Bảo tồn Waitangi và một sân gôn. Hiện nay nhà này được làm thành nhà bảo tàng, thu hút du khách với căn Nhà Hội và một chiếc xuồng chiến của người Maori.
RUSSEU

Trước đây được gọi và Kororareka, thị trấn nhỏ bé và yên tĩnh này trước kia là một nơi đầy những thuỷ thủ đào ngũ, những tù nhân vượt ngục, những người săn cá voi lực lưỡng, những người đàn bà hỗn tạp, những cuộc cãi vã ồn ào và những cuộc say bí tỉ. Đây là thủ đô cũ của New Zealand, được nối bằng đường tàu với Paihia và Waitangi.

Kerikeri

Tọa lạc cách Paihia 14 km về hướng Bắc, Kerikeri là một thị trấn lập dị nhưng cũng rất độc đáo, với cơ sở về lịch sử của người Maori xưa kia và những người thực dân Âu châu. Kerikeri có dân số khoảng l.600 người và đã trở thành một trung tâm về thủ công mỹ nghệ và nhà tranh. Khí hậu và lối sống êm dịu ở đây đã thu hút nhiều người đến đây ở, trong đó có những người về hưu giàu có.

Phía dưới Kerikeri là hai tòa nhà cổ nhất của New Zealanl, tòa nhà Kemp cửa hàng Old Stone. Tòa nhà Kemp được xây dựng năm 1822 với những cây thông Caori và cây torala, đã được phục hồi lại. Cửa hàng Old Stone ở kế tòa nhà Kemp, được các nhà truyền giáo xây dựng năm 1833, với tường đá dày để bảo vệ hàng hóa. Ngày nay nơi này vẫn và cửa hàng và ở trên lầu có một bảo tàng nhỏ.

Gần Kerikeri là Waimate North, nơi định cư đầu tiên của người da trắng. Một căn nhà hai tầng dàm gỗ thông Caori, được cất vào năm l83l-32, và nhà ở của giám mục George Augustus Selwyn, vị giám mục đầu tiên của New Zealand vào năm 1842.

Mũi Reinga

Theo thần thoại của người Maori, mũi đất này là nơi các linh hồn người chết khởi hành để trở về mảnh đất của tổ tiên ở Hawaiki. Ngày nay những chuyến xe buýt du lịch đã có tuyến xe đến sân bay của mảnh đất thần thoại này, dọc theo bán đảo Aupori đến điểm cực Bắc, và xuôi xuống bãi biển Ninety Mile.

Cảng Whangaroa

Vùng cảng nước sâu này là nơi dừng chân của chiếc tàu Boyd, lên bờ để tìm cây Caori làm cột buồm. Nhưng nhóm thủy thủ được cử đi đã bị thổ dân người Maori giết hại. Những người Maori này đã mặc quần áo của những nạn nhân để giả trang và trở li tàu giết số thủy còn lại và đến chiếc tàu. Vì sự kiện này, việc định cư của người Cơ đốc giáo ở New Zealand đã bị hoãn lại nhiều năm.

Vịnh Doubtless

Vịnh này được đặt tên bởi thuyền trưởng James Cook, với một dãy những bãi biển dài đầy cát. Bãi Coopers, được viền bởi những hàng cây pohutukawa, rất lôi cuốn. Cũng đẹp như bãi này có bãi Cable với những dải cát vàng và những vỏ sò đầy màu sắc.

Cảng Hokianga

Đây là một cảng dài với hàng chục ụ đậu tàu, với một không khí yên bình và mộc mạc, có khu nghỉ mát Oponomi ở cửa cảng. Cảng này trở nên nổi tiếng thế giới từ mùa hè năm 1955-56 khi một con cá heo con (tên là Opo) nổi lên nô đùa với những người đang bơi tại bãi biển. Khi Opo chết, cả nước thương tiếc. Cô cá heo này đã được ghi dấu li bằng một bản nhạc và một đài tưởng niệm.

Rừng Caori Waipoua

Waipoua và rừng thông Caori lớn nhất còn li của New Zealand, với 2.500 héc ta thông Caori đã trưởng thành. Hai cây thông khổng lồ nằm cạnh đường vào là cao nhất, nổi bật trong đám cây còn li. Cây Te Matua Ngahere khoảng 2.000 năm tuổi, trong khi cây Tanemahuta khoảng l.200 năm tuổi với chu vi thân cây đo được l3,6 mét.

Dargavil1e

Cách Auckland 184 km là Dargaville, được hình thành để mua bán gỗ và nhựa thông Caori. Nhà bảo tàng của vùng này có rất nhiều mẫu nhựa thông và được xây bằng gạch mang từ Trung Hoa sang.

Whangarei

Whangarei là một thành phố công nghiệp nhẹ với 42.000 dân, có cảng sâu, nhà máy sản xuất thủy tinh, nhà máy chế biến xi măng, nhà máy lọc dầu. Núi Parahaki cho du khách có thể nhìn toàn cảnh thành phố và bến cảng. Một số điểm thu hút chính gồm có bộ sưa tập đồng hồ Clapham (có 400 đồng hồ từ thế kỷ thứ 17), những bãi biển an toàn, và khu câu cá nước sâu Tutukata.

Rotorua

Rotorua nằm trên vành đai núi lửa kéo dài 200 km từ đảo White phía ngoài khơi vịnh Plenty đến hồ Taupo và những núi lửa ở Công viên Quốc gia Tongario. Những suối nước nóng tung nước lên trời và những hồ nước bùn với bong bong sôi sục và những cảnh tượng rất phổ biến ở đây. Nếu như bạn ở lại đây đủ lâu, tóc bạn sẽ bắt đầu có mùi trứng thối, là mùi của lưu huỳnh.

Bất kể những mặt âm tính của nó, Rotorua là một điểm du lịch nổi tiếng với nhiều hoạt động vui chơi ở đường Fenton. Hầu hết những khách sạn và nhà nghỉ lớn nhất của thị trấn nằm trên đường này. Một vườn cảnh đẹp nằm ở phía Bắc đường này, trong khi một nhà tắm nguy nga chiếm lĩnh khu vực này. Được xây dựng năm 1908, nơi này xưa kia là một trung tâm nước khoáng, nhưng bây giờ đã biến thành một nhà bảo tàng và phòng trưng bày nghệ thuật hấp dẫn. Phía bên phải là khu hồ Polynesia, có nhiều hồ nước nóng với từng đặc trưng riêng, chẳng hạn như có những khoáng chất khác nhau ở những nhiệt độ khác nhau. Người ta cho rằng bạn có thể chữa được nhiều chứng bệnh, chẳng hạn như bệnh thấp khớp, bằng cách tắm trong những hồ nước nóng này. Vườn Phong lan ở ngay phía trước khu hồ, với những loài hoa đẹp nhất thế giới.

Khu vực suối nước nóng Whakarewarewa là một nơi bạn nên đến. Suối nước nóng lớn nhất của New Zealand được tìm thấy tại đây. Suối Pohutu phun nước lên đến độ cao 30 mét. Khu vực của người Maori cũng là một điểm thu hút tại đây, với một nhà hội ở ngay cổng vào Whakarewarewa. Những buổi hòa nhạc Maori được tổ chức tại đây với tất cả tính độc đáo và hiện thực của nó. Học viện Nghệ thuật và Thủ công Maori, nơi người ta có thể chứng kiến việc chạm khắc và đan bằng sợi lanh của người Maori, cũng tọa lạc tại đây Một con đường mòn dẫn bạn đến một khu định cư của người Maori, mà những bộ tộc tại đây qua nhiều thế hệ đã đùng nước trong các suối nước nóng trong sinh hoạt hàng ngày để nấu ăn, tắm rửa, sưởi ấm, v.v...

Ở đường Tyron có rất nhiều vật để bạn ngắm và mua trong làng Little. Những sản phẩm này có từ da cừu, lông thú, đồ thủ công mỹ nghệ cho đến hàng lot những món quà kỷ niệm khác. ở đây bạn sẽ có dịp ngắm nhìn một thợ chạm khắc trên đá pocfia lục đang lm việc.

Sân Gôn Arikapakapa nằm kế đó. Điểm độc đáo của nó ở chỗ đây là sân gôn duy nhất trên thế giới có những 'bẫy' là các hồ bùn sôi và những 'vật cản' là những hồ nước nóng.

Có những hương thơm dễ chịu từ Vườn Thảo mộc trên xa lộ số 5, chỉ cách thành phố 4 km. Những người yêu thiên nhiên có thể tìm đến Suối Cầu vồng và Suối Tiên, với những hồ nước trong vắt đầy các loại cá hồi. Đây là một nơi lý tưởng để tổ chức ăn uống, với 12 héc ta cây dương xỉ và hồ nước. Những loài nai, chim địa phương và chim kiwi của New Zealand được nuôi trong một khu vực dành cho thú sống về đêm. Băng qua con đường là Nông trường Suối Cầu vồng, nơi người ta có thể thấy các chú chó chăn cừu đang làm việc.

Ở phía Tây Bắc Rotorua, gần núi Ngongotaha là khu vực đồng cỏ Agrodome rộng l42 héc ta. Ở đây có cuộc biểu diễn cừu được tổ chức mỗi ngày 3 gần, trong đó những chú cừu đực đã được huấn luyện biểu diễn đi đều bước trong suốt cả giờ đồng hồ. Du khách có thể rời nơi này với những nhúm lông cừu vừa được xén để mang về làm kỷ niệm.

Nếu muốn xem thêm cá hồi, bạn có thể đến Khu suối Hamurana ở bờ biển phía Bắc của thung lũng Thiên đàng, cách Rotorua 1 km. Tuy nhiên bạn nên cẩn thận là việc mua hay bán cá hồi ở New Zealand là bất hợp pháp, mặc dù việc đánh bắt chúng là rất dễ.

Ngoài ra còn rất nhiều điểm đến hấp dẫn ở Rotorua. Sau đây là vài nơi trong số đó:

Nhà Nông trại cho thuê ngựa để bạn cưỡi trong khắp vùng của nông trại rộng 245 héc ta.

Thác Okere và bậc đá Hinemoa ở gần hồ Rotorua. Bạn có thể đến đó bằng con đường ven biển phía Tây.

Sông Kaituna có thể được nhìn thấy sau một khoảng đi bộ ngắn qua một khu rừng và đi xuống một vách đá.

Du khách có thể đến cổng Địa ngục, nơi các hoạt động núi lửa bao phủ mốt khu vực rộng 4 héc ta, và có thác nước nóng Kahahi.

Đi xuôi theo xa lộ 20 là những bờ hồ Rotoiti, Totoehu và Rotoma. Nơi đây còn có hồ Okataina đến nay vẫn còn những nét hoang sơ của nó.

Hồ Tikitapu (hồ Xanh) và hồ Rotokakahi (hồ Lục) là những nơi người ta ưa thích cưỡi ngựa xung quanh. Các loại ngựa ở đây có sẵn cho thuê. Nước hồ thì phản ánh sắc xanh và sắc lục trong những ngày quang đãng.

Hồ nước nóng lớn nhất thế giới, hồ Waimangu Cauldron, nằm cách Rotorua 20 km về phía Nam, trên xa lộ số 5 đi đến  Taupo.

Hồ Rotomahana, nơi cư ngụ của loi thiên nga đen, cũng là một nơi đáng để tham quan.

Suối nước nóng Lady Knox ở khu vực nước nóng Waiotapu có thể phun nước mỗi buổi sáng vào đúng 10 giờ 15 bằng cách đổ nước xà phòng xuống miệng nó!

Taupo

Hồ Taupo bao phủ một diện tích 608 km2, được hình thành từ hàng ngàn năm trước do các vụ phun núi lửa. Ngày nay, hồ Taupo và nổi tiếng thế giới với việc đánh bắt cá hồi, với sản lượng hàng năm tới 500 tấn cá. Để đi tham quan trên hồ, người ta có thể thuê thuyền tại bến. Ngoài ra ở đây du khách còn có thể đi thuyền máy qua hồ Ohakuri hoặc xuống tham quan hồ nước nóng ngầm ở dưới hang Aladdin.

Ngoài việc tham quan và các hoạt động ở khu vực hồ nước, du khách cũng có thể tham gia trò nhảy Bungy, xuất phát từ đỉnh vách đá ở cao bên trên ln nước trong như pha lê của dòng sông Waikato. Điểm nhảy Bungy Taupo và một trong những bãi nhảy ngoạn mục nhất của New Zealand. Bãi Bungy Taupo là nơi đầu tiên trên thế giới xây dựng sàn nhảy chìa ra phía ngoài vách đá tới 20 mét. Độ cao để nhảy là 47 mét, với độ sâu của dòng sông từ 7 đến 9 mét. Từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 1991, bãi Bungy Taupo đã có 90.000 cuộc nhảy, với uy tín thế giới về mức độ an toàn và chuyên nghiệp.

Cách Taupo khoảng 7 km về phía Bắc là một thị trấn với tên gọi Wairakei, nơi đó có một trạm năng lượng địa nhiệt. Trạm này hoạt động bằng cách lấy nước đã được đun nóng dưới lòng đất bằng cách khoan rất nhiều 1ỗ xuống nền đất. Ở Wairakei người ta cũng có thể tìm được một trong những sân gôn quốc tế vào hàng tết nhất ở New Zealand.

Không xa nơi này và thác Huka ngoạn mục, đổ nước xuống từ một hẻm núi ở độ cao 12 mét. Có một chiếc cầu dành cho người đi bộ bắc từ bờ sông bên kia làm chỗ ngắm tốt nhất. Đây cũng là một nơi lý tưởng để chụp ảnh. Dưới ánh nắng mặt trời, làn nước lạnh buốt có màu xanh lam rất đẹp trông lôi cuốn và đầy sức sống.

Để có cảm giác mạnh hơn, bạn có thể đến thăm một vực sâu có bùn sôi hoặc hơi nước bốc lên từ những miệng phun khí của núi lửa tại sườn đồi, nơi có Miệng Núi lửa Mặt trăng. Ở phía Nam hồ Taupo là Công viên Quốc gia Tongariro, với diện tích 7.600 km2. Ở đây có 3 núi lửa còn hoạt động, đó và núi Tongario (cao 1.967 mét), núi  Ngauruhoe (cao 2.287 mét) và núi Ruapehu (cao 2.797 mét).

Trong ba ngọn núi lửa này, ngọn hoạt động nhất là Ngauruhoe, với lần phun gần đây nhất vào năm 1954. Ngọn Ruapehu đỉnh có phủ tuyết, có hồ Miệng Núi lửa nước sủi bọt và có tính axit, cùng với 6 dòng sông băng. Ngọn núi nhỏ nhất trong cả ba là núi Tongariro với một loạt những miệng núi lửa và suối nước nóng Ketetahi ở sườn phía Bắc.

Waikato

Chính ở Waikato cỏ mọc nhanh hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, và những đàn bò gặm cỏ ở đây là niềm kiêu hãnh của người dân New Zealand. Gia súc được chăn thả và gặm cỏ tự do trên những đồng cỏ dọc theo những thung lũng màu mỡ. Trên những vùng đất bằng và những khu vực trập trùng của miền quê, những nông trại đã mở rộng sự đa dạng của mình về lau và trái cây. Waikato cũng là quê hương của nhiều giống ngựa và trâu bò thuần chủng.

Hamilton

Hamilton và thành phố lớn thứ tư của New Zealand. Nằm dọc theo bờ sông Waikato, thành phố này kéo dài 50 km vào đất liền, đến khu vực trung tâm của các nông trại. Hầu hết phần đất dọc theo bờ sông của thành phố được bao phủ bởi các vùng cây cối và lối đi, làm nơi đi dạo hoặc chạy bộ cho dân địa phương cũng như khách du lịch.

Những người định cư đầu tiên đã đến Hamilton qua sông Waikato. Người Âu định cư tại đây đã xây dựng và phát triển Hamilton từ thập kỷ 1860 với các ngành kinh doanh nở rộ hai bên bờ sông. Mặc dù dòng sông và nơi nghỉ dưỡng của khu vực, sự quan trọng của nó còn có thề được thấy qua 8 trạm thủy điện khai thác dòng nước ở đây và đã cung cấp một phần ba tổng số năng lượng của cả nước. Phía sau những con đê là những hồ nước nhân tạo, là nơi phổ biến cho các hoạt động câu cá và chèo thuyền.

Morrinsville, Te Aroha và Matamata

Về phía Đông của sông Waikato và các thị trấn Morrinsville, Te Aroha và Matamata.

Morrisvil1e là trung tâm của vùng nuôi bò sữa, với những nhà máy chế biến lớn. Các tour du lịch vẫn được tổ chức tại đây.

Te Aroha ở về phía Đông của sông Waihou. Thị trấn này trước kia và nơi đào vàng và có suối nước nóng ở chân ngọn Te Aroha cao 952 mét. ở đây có suối nước nóng Mokena là nơi duy nhất trên thế giới có nước nóng soda.

Nổi tiếng về giống ngựa đua thuần chủng và Matamata. Vài con đường đất dẫn du khách tới công viên rừng Kaimai- Mamaku và thác Wairere. Phía Nam Matamata có những rừng thông và các nông trại.

Ngaruawahia

Từ Hamilton xuôi theo dòng sông là Ngaluawahia, kinh đô của vua Maori trước kia và cũng là một trung tâm văn hóa quan trọng của người Maori. Ở bờ sông phía Đông và Turangawaewae Marae, nơi có nhiều nhà hội truyền thống được chạm khắc công phu và một sảnh đường hòa nhạc hiện đại chỉ phục vụ công chúng vào những dịp đặc biệt. Một khu chôn cất linh thiêng của các bộ tộc ở Waikato và núi Taupiri.

Te Awamutu

Te Awamutu đã được phong tặng và 'thị trấn hoa hồng', tọa lạc ở phía Tây Nam Hamilton. Thị trấn này nổi tiếng với những vườn cảnh thơm ngát và những cuộc trưng bày hoa hồng. Một trong những nhà thờ cổ nhất và đẹp nhất của New Zealand cũng có mặt tại đây, được xây dựng vào năm 1856, là nhà thờ St. John của giáo phái Anh. Một nhà thờ khác là St. Phul, nằm ở phía Đông Hairini. Cả hai nhà thờ này đều nổi tiếng với cửa sổ bằng kính màu rất trang nhã.

Các Hang động

Ở phía Bắc của khu vực King và hang Waitomo nổi tiếng, cùng với các hang đom đóm. Có ba hang đã được mở cửa cho tham quan: Waitomo, Ruakuri, và Aranui. Ngoài ra khu vực này còn có một bảo tàng về hang động và một mô hình ngôi làng của người Maori.

Wellington

Wellington là thủ đô của New Zealand, đồng thời cũng là trung tâm về văn hóa, quản trị và chính trị của đất nước này. Thành phố này bao gồm một khu vực bến cảng và một khu đồi. Về đêm Weillington có một thứ ánh sáng mờ mờ ngoạn mục, trông khác với bất kỳ nơi nào trên thế giới. Với những nhà bảo tàng, phòng trưng bày, nhà hàng, nhà máy bia và tiệm cà phê thuộc hàng tốt nhất, Wellington quả là một kho tàng về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật của đất nước.

Nhìn chung, Wellington là một nơi đầy sức sống, phong cảnh đẹp, nhiều gió, có không khí đô thị, đa dạng, lập dị và vui nhộn.

Quảng trường Civic

Nơi đầu tiên bạn nên viếng tại Wellington và quảng trường Civic. Nằm ngay ở trung tâm thành phố, quảng trường này có một khu công cộng ở giữa, được bao quanh bởi một quần thể những tòa nhà, với một chiếc cầu nối với bờ sông và công viên Frank Kitts. Tòa nhà nằm ngay cạnh quảng trường là trung tâm Michael Fowler, nơi biểu diễn hòa nhạc và các loại hình sân khấu khác. Ở đây cũng có thư viện trung tâm, Phòng Trưng bày Thành phố, Cung Khám phá Thủ đô (một bảo tàng về khoa học và công nghệ cho trẻ em). Một khoảng đất trống ở giữa làm nơi triển lãm ngoài trời, biểu diễn văn nghệ cùng với các quán cà phê để khách ngồi xem.

Cáp treo &Vườn Thực vật

Cáp treo là phương tiện để leo lên những bậc cao ở Wellington. Từ năm 1902, bến cáp treo tại Lambton đã giúp đưa mọi người qua một độ nghiêng dài 6l0 mét để đến Kelburn. Trên đoạn đường cáp treo từ trường đại học Victoria đến Vườn Thực vật, người ta có thể ngắm toàn cảnh thành phố.

Vườn Thực vật là một khu cây cảnh rộng 26 héc ta. Ở đây cũng có những vườn hoa hồng cực kỳ đẹp. Vào mùa Hè và mùa Xuân, hương thơm từ những đóa hoa ở đây tỏa ra ngào ngạt. Tất cả có trên 300 loại hoa hồng được trồng tại đây.

ĐẢO NAM

Đảo Nam là một thiên đường trên mặt đất', một nơi cô đọng mọi thứ cho mọi người. Vẻ đẹp của vùng đất này khó có thể tả nên lời. Dưới đây là một số điểm thu hút chính của Đảo Nam.

Nelson & Marlborough

Nelson và Marlborough nằm ở đỉnh cực Bắc của Đảo Nam, là một nơi lý tường để thư giãn và giải trí. Ở đây cũng có một nguồn phong phú các loại động vật hoang dã. Nổi tiếng với khí hậu tốt, số dân ở thành phố Nelson thường được nhân lên gấp đôi và mùa Giáng Sinh và năm mới.

Người ta có thể đến Nelson và Marlborough bằng các chuyến bay của Air New Zealand hoặc Ansett. Ngoài ra cũng có thể đến bằng đường bộ hoặc đường thủy từ thành phố Weillington. Khi đến Marlborough Sounds, một thế giới kỳ diệu đang chờ đón du khách. Đây là một nơi với vô số những vịnh và đồi đâm thẳng ra biển.

Kaikoura

Kaikoura trong tiếng Maori có nghĩa là 'ăn tôm'. Và quả thật, đây và điều bạn sẽ làm khi đến Kaikoura. Tôm hoặc tôm hùm đánh bắt được ở vùng bờ biển nhiều đá này được đem bán tươi ở các quầy ven đường.

Nơi này cũng nổi tiếng với tiết mục ngắm cá voi, vốn là một động cơ chính cho nền kinh tế của Kaikoura. Những chuyến du ngoạn ngắm cá voi được tổ chức cả bằng đường thủy lẫn đường hàng không, và hấp dẫn để bạn tham gia. Trong những chuyến du ngoạn này bạn cũng có thể ngắm cả hải cẩu nữa.

Phía trong phần đất của Kaikoura có hai dãy núi song song, mà đỉnh của nó là ngọn Tapuaenuku với chiều cao 2.885 mét so với mặt biển. Phía sau núi này là thung lũng Awatere và vùng Molesworth, vốn là nơi nuôi cừu và trâu bò lớn nhất của New Zealand.

Sông băng Fox và Franz Josef

Những cảnh thu hút chính của bờ biển phía Tây của Đảo Nam là các sông băng Fox và Franz Josef, cả hai đều ở cách Haast 120 km. Những sông băng này bắt đầu cuộc hành trình của chúng khi Franz Josef đã 'di chuyển' nhanh hơn Fox. Tuy nhiên sông băng Fox đã dịch chuyển 600 mét xuống phía thung cũng so với vị trí cũ cách đây hai thập kỷ.

Hai sông băng này nằm cách nhau 25 km trong Công viên Quốc gia Westland, giữa 88.000 héc ta của những đỉnh núi cao, những cánh đồng tuyết phủ, rừng cây, hồ nước và những con sông. Một xa lộ chính băng qua cả hai con sông băng này, xuyên qua khu vực phía Tây của công viên.

Muốn ngắm toàn cảnh hai con sông băng này, người ta có thể đi bằng trực thăng hay máy bay ski (máy bay gắn ván trượt thay vì bánh xe và có thể hạ xuống tuyết). Quang cảnh sẽ đáng chú ý với sắc màu xanh lục và những kẽ nứt vô tận trên các khối băng. Có hai thị trấn nhỏ có chỗ ăn ở cho du khách đến viếng sông băng. Ngoài ra người ta cũng tổ chức các cuộc đi bộ ở vùng này. Một tuyến đi bộ tuy hơi khó khăn nhưng đầy lý thú, trèo qua đèo Copland đến núi Cook. Trong khu vực công viên có 110 km đường dành cho người đi bộ. Con đường này đi qua một khu bảo tồn với nhiều loại rừng nguyên thủy và đời sống hoang dã rất đa dạng, với các đỉnh núi Cook, Tasman và La Perouse. Ngoài ra ở đây còn có hồ Matheson in bóng của ba ngọn núi một cách đầy thơ mộng.

Dunedin

Nếu như người ta lái xe quanh Dunedine, sẽ phải mất từ 90 phút đến nguyên cả ngày để đi đoạn đường 64 km, với rất nhiều thắng cảnh để tham quan.

Điển đầu tiên bạn có thể thấy là Glenfalloch, một khu vườn cây lưu niên dễ thương rộng 11 héc ta. Kế đó là Portobello với nhà báo tàng địa phương và Phòng thí nghiệm Hàng hải Portobello. ở đây bạn có thể quan sát và sờ mó những sinh vật biển như chú cá mập dài 6 mét, những con tôm nhỏ, cá ngựa, bạch tuộc và chim cánh cụt trong các khu nuôi hải sản.

Kế tiếp trên đường đi là Otago, có một nhà thờ và nhà hội của người Maori được chạm khắc rất tinh tế. Mặc dù nhìn bề ngoài và khắc chạm, nhưng thực tế chúng được đúc bằng bê tông! Phía sau nhà thờ là nơi ba thủ lĩnh vĩ đại người Maori được chôn cất. Những người quan tâm đến lịch sử của nền văn hóa Maori có thể đến Bảo tàng Maori. Về phía Bắc Otago là dấu vết còn lại của một nền công nghiệp cá voi, được hình thành từ tại bến cảng Otago từ năm 1831,17 năm trước khi người Âu đến đây định cư. Một nhà máy cũ vẫn còn ở thị trấn và được khắc tên trên một tấm bảng. Trên đường đi là một tấm bảng khác khắc về dịch vụ đầu tiên của người Thiên chúa giáo ở bến cảng Otago vào năm 1840.

Từ Otago bạn sẽ đi tiếp đến Taiaroa Head, mũi của Bán đảo ở đây bạn hãy nhìn lên trời để chiêm ngưỡng những chú chim hải âu Hoàng gia, giống chim lớn nhất trên thế giới. Chúng là một sinh vật rất dễ mến. Và Trung tâm Hải âu Hoàng gia có nhiều phòng trưng bày và các khu triển lãm, với nhiều thông tin về giống chim này.

Đi tiếp khoảng một dặm nữa bạn sẽ tới Đất Chim Cánh cụt với giống chim cánh cụt Chaplinesque rất hiếm với cặp mắt vàng đang đi khệnh khạng để chào đón bạn.

Dunedin cũng có tòa lâu đài duy nhất của New Zealand, lâu đài Larnach. Lâu đài này đã có khoảng một thế kỷ và trước đây là nơi ở của William J.M. Larnach, một nhà tài phiệt sau đó đã trở thành bộ trưởng. Người ta phải mất 14 năm để xây dựng lâu đài này, và một công nhân người Anh cùng với hai thợ thủ công người Ý đã phải mất 12 năm để hoàn tất các phần khắc chạm trên trần. Sau một thời gian phục hồi, lâu đài này nay đã mở cửa cho công chúng tham quan.

Fiordland & Milford Sound

Các sách về du lịch đã cố gắng mô tả Milford Sound. Những ảnh chụp đều cố gắng nắm bắt vẻ đẹp của nó. Nhưng cả lời văn lẫn hình ảnh đều không thể lột tả hết được những nét đẹp của Milford Sound trong vòng vài trang giấy. Và đó chính là thực chất của Milford Sound, kỳ quan thứ tám của thế giới? Nói chung, rất khó để diễn tả hết cái đẹp do sự sáng tạo của tạo hóa.

Milford Sound và Fiordland đi đôi với nhau, như hình với bóng. Câu chuyện về nét đẹp này bắt đầu từ Fiordland.

Cuộc Du hành bằng Bất kỳ Phương tiện

Cuộc du hành bắt đầu từ con đường bắt đầu từ hồ Te ANau, chạy dọc 30 km trước khi tiến vào khu rừng rậm. Chuyến đi sẽ tiếp tục qua Đại lộ của Ngọn núi Bị Biến mất, nơi mà bạn khó có thể tin vào những gì nhìn thấy. Trên đường xuyên qua núi, bạn sẽ đi qua nhiều khu rừng, những đồng bằng ven sông và những hồ nước nhỏ cho đến khi con đường dẫn bạn tới thung lũng Hollyford ở Marian Cam. Ở đây đường chia thành hai ngả, một đẫn tới Hol1yford và một dẫn tới Milford Sound.

Cuối cùng bạn sẽ tới đỉnh Milford Sound nơi chỗ ở của bạn đang chờ đợi. Ở khách sạn Milford Sound bạn sẽ thấy một phòng trưng bày ảnh chụp miêu tả lịch sử của khu vực. Phía sau khách sạn là mộ của Donald Sutheriand (l843- 19l9), 'nhà ẩn dật của Milford', là người đã lập ra chỗ ở đầu tiên tại Milford. Thác Sutherland đã được đặt theo tên ông. Bình thường, những chiếc thuyền từ mũi cực Nam của Milford sound sẽ đưa du khách qua đoạn đường 16 km để viếng cảnh biển. Những cuộc tham quan như vậy rất phổ biến và cần được đăng ký trước.

Vùng Milford Sound được chiếm lĩnh bởi những điểm nổi bật. Một trong những nơi không thể quên là đỉnh Mitre, một đỉnh núi đá cao l.692 mét. Một điểm khác là thác Bowen, với dòng nước đổ từ độ cao 162 mét xuống dưới.

Cuộc Hành trình Đi bộ

Bạn cũng có thể đến Milford Sound bằng cách đi bộ. Cuộc hành trình cũng bắt đầu từ Te Anau. Theo đường này bạn có thể ghé thăm nhà Glad, ở đầu một hồ nước. Từ đây, là bạn sẽ đi theo đường mòn Milford, qua Công viên Quốc gia là Fiordland, và cuối cùng đền Milford Sound. Con đường mòn này cần phải mất 3 ngày để đi, và nó sẽ đưa người ta qua một số thắng cảnh thiên nhiên tráng lệ nhất mà tạo hóa có thể tạo ra được.

Ngoài đường mòn Milford, Công viên Quốc gia Fiordland còn có những đường mòn nổi tiếng thế giới, trong đó có đường mòn Routeburnđường mòn Kepler, chạy uốn khúc qua đỉnh núi và những thung lũng. Việc săn hươu hung được cho phép ở một số khu vực nhất định. Tuy nhiên, những giống chim không biết bay thì lại được bảo vệ nghiêm ngặt. Những giống chim này tưởng đã tuyệt chủng cho đến khi người ta phát hiện lại chúng vào năm 1948.

Queenstown

Giống như phần còn lại của New Zealand, Queenstown cũng là một nơi rất đẹp. Trung tâm của thị trấn có hàng dãy những quán cà phê trông ngồ ngộ và vô số những cửa hàng bán đồ lưu niệm với nhiều mặt hàng khác nhau với giá cả phải chăng. Nếu có một thứ gì đó mà Queenstown đồng nghĩa với nó, thì đó là các môn thể thao mạo hiểm. Vốn nổi tiếng với các hoạt động thể thao này, Queenstown sẽ làm cho bạn ngạc nhiên và ra về với cặp đầu gối rã rời. Những môn thể thao mạo hiểm ở đây đa dạng đến vô tận. Khi bạn cảm thấy mệt mỏi với một môn nào đó, sẽ có ngay một môn khác, điên cuồng hơn nữa, đến với bạn. Người New Zealand chỉ đơn giản thường thức môn nhảy xuống cầu, đi thuyền máy tốc độ cao xuôi những dòng sông, và lăn tròn xuống những sườn đồi với những quả cầu được bơm căng.

Mạo hiểm Dưới nước

Những dòng sông nước chảy xiết gần Queenstown là lý tưởng cho môn đi bè nước và thuyền máy phản lực. Những chiếc xuồng phản lực này có thể chỉ ngập nước không tới 10 cm và quay vòng 180 độ bằng chính thân thuyền.

Đi xuồng, du thuyền, lướt ván buồm, lướt ván nước và xe máy nước là những hoạt động thể thao dưới nước khác mà du khách có thể tham gia tại Queenstown.

Nhảy Bungy

Hoạt động phổ biến nhất tại thị trấn đầy mạo hiểm Queenstown là môn nhảy bung. Ở đây có nhiều bãi nhảy như bãi trên đỉnh khu Skyline nhìn xuống Queestown, bãi ở cầu Kawarau. Ngoài ra có bãi Skippers Canyon, là một tràng những bãi nhảy cao nhất thế giới.

Nhảy Tandem

Đây là môn nhảy từ trên không trung, rất lý thú và đầy mạo hiểm. Bạn sẽ lao người xuống với tốc độ 195 km/giờ trong vòng 30 giây. Chỉ đến thời gian bốn phút rơi cuối cùng bằng dù mới là lúc bạn có thể lấy lại được hơi thở bình thường.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2142-02-633493748633906250/Du-lich/Du-lich-qua-cac-vung-cua-New-Zeal...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận