Tài liệu: New Zealand - Giáo dục tiểu học & trung học

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Ở New Zealand việc đến trường là bắt buộc đối với tất cả các trẻ em từ 6 tuổi đến 16 tuổi. Tuy nhiên có những trẻ em bắt đầu đến trường sớm hơn, vào lúc 5 tuổi.
New Zealand - Giáo dục tiểu học & trung học

Nội dung

Giáo dục tiểu học & trung học

Ở New Zealand việc đến trường là bắt buộc đối với tất cả các trẻ em từ 6 tuổi đến 16 tuổi. Tuy nhiên có những trẻ em bắt đầu đến trường sớm hơn, vào lúc 5 tuổi.

Các học sinh được học miễn phí tại các trường công lập cho đến năm 19 tuổi, và đến năm 21 tuổi đối với học sinh thiểu năng. Tuy nhiên các phụ huynh phải tốn một số chi phí nhỏ, trong đó có chi phí về sách vở, học cụ và đồng phục. Các chi phí này khác nhau tùy theo từng trường.

Giờ học thường bắt đầu từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều (các trường trung học tan học vào lúc 3 giờ 30). Thường thì có một khoảng nghỉ giải lao ngắn vào buổi sáng, một giờ dành cho việc ăn trưa và đôi khi có phần giải lao ngắn vào buổi chiều.

Các học sinh được chia vào các lớp, được tính theo năm, bắt đầu từ 'Năm 1' đến năm cuối của bậc trung học là 'Năm 13'. Từ Năm 1 đến Năm 3 thường được gọi là cấp 'Vỡ lòng', từ Năm 4 đến Năm 6 gọi là cấp 'Tiêu chuẩn'. Năm 7 và Năm  8 được gọi và 'Lớp 1' và 'Lớp 2', và từ Năm 9 đến Năm 13 được gọi là 'Lớp 3' đến 'Lớp 7'.

Sĩ số trong từng lớp do nhà trường qui định, tuân thủ theo những hướng dẫn của Bộ Giáo dục. Một số lớp Vỡ lòng có thể bao gồm những trẻ ở độ tuổi khác và năm học khác nhau; những lớp này được gọi là 'lớp ghép'.

Theo qui định về cưỡng bách giáo dục, học sinh từ độ tuổi 16 có thể rời ghế nhà trường ở Năm thứ 11 hoặc 12. Ngược lại, học sinh có thể tiếp tục học cho đến năm 19 tuổi để hoàn tất chương trình của Năm thứ 13.

Các trường công lập thường học chung cả nam dẫn nữ ở cấp tiểu học và cấp trung học, nhưng đối với một số trường thì đến cấp trung học học sinh sẽ học riêng theo từng lớp nam và nữ.

CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

Học sinh phải bắt đầu vào trường tiểu học từ lục 6 tuổi. Tuy nhiên, trên thực tế đa số học sinh đến trường từ lúc 5 tuổi. Rất nhiều trường có danh sách chờ đợi, và phụ huynh nên đăng ký trước cho con em mình từ trước năm 5 tuổi.

Tùy theo qui định của từng địa phương, học sinh vào giai đoạn 7 và 8 tuổi có thể hoặc tiếp tục học ở trường tiểu học hoặc chuyển sang một trường trung gian. Các trường trung gian này chỉ hoạt động ở các vùng quê.

CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC

Từ độ tuổi 12 hoặc 13 cho đến độ tuổi 17 hoặc 18 (Năm 9 đến Năm 13), học sinh học ở cấp trung học. Học sinh cũng được bố trí thành từng lớp, nhưng thường có các giáo viên khác nhau và học ở từng phòng khác nhau tùy theo từng môn học. Một số trường nhận đăng ký học sinh sớm hơn, và các phụ huynh cần liên hệ với nhà trường sớm hơn ít nhất 6 tháng so với ngày đăng ký chính thức.

Các trường Khu vực

Còn được gọi và các trường ghép, thường hoạt động ở các vùng nông thôn và kết hợp cả cấp tiểu học, trung gian và trung học ở cùng một địa điểm.

Chương trình học tại New Zealand

Chương trình học tại New Zealand được xây dựng trên những yêu cầu về lý thuyết và các kỹ năng thực hành. Về lý thuyết có 7 lĩnh vực thiết yếu:

+ Các loại ngôn ngữ

+ Toán

+ Khoa học

+ Công nghệ

+ Khoa học xã hội

+ Các môn nghệ thuật

+ Y tế & Thể dục

Các lĩnh vực lý thuyết này được cân đối với 8 kỹ năng thiết yếu:

+ Kỹ năng giao tiếp

+ Kỹ năng về toán

+ Kỹ năng về thông tin

+ Kỹ năng giải quyết vấn đề

+ Kỹ năng tự quản và cạnh tranh

+ Kỹ năng xã hội và cộng tác

+ Kỹ năng thể lực

+ Kỹ năng làm việc và học tập

Mỗi học kỳ các trường đều có báo cáo quá tính học tập của từng học sinh và tổ chức các buổi họp giữa giáo viên và phụ huynh.

Các Môn học tại các Trường ở New Zealand

Bảng dưới đây cho thấy các môn học được giảng dạy trong các trường phổ thông tại New Zealand. Không phải tất cả các trường đều áp dụng tất cả các môn học này, và một số trường có thể bổ sung thêm những môn khác. Một số môn có tính chất nhiệm ý.

Tiểu học

 

 

Toán

Nghệ thuật

Y tế

Tiếng Anh

Thể dục

Công nghệ

Trung học

 

 

Kế toán

Kinh tế gia đình

Nông nghiệp nghề vườn           

Sinh học con người

Nghệ thuật

Tiếng Nhật

Sinh vật

Nghiên cứu luật pháp

Nghiên cứu kinh doanh

Tiếng Maori

Hóa học

Nghiên cứu về kinh điển

Toán

Nghiên cứu về vi tính

Nghiên cứu về truyền thông đại chúng

Công nghệ thiết kế

Âm nhạc

Kịch nghệ

Nhiếp ảnh

Kinh tế

Thể dục

Tiếng Anh

Vật lý

Tiếng Pháp

Khoa học

Địa lý

Nghiên cứu về xã hội

Tiếng Đức

Tiếng Tây Ban Nha

Đồ họa và Thiết kế

Vải sợi

Y phục và Thiết kế

Y tế

Đánh máy/ Văn bản

Quản lý thông tin

Lịch sử

Các Học kỳ

Năm học bắt đầu vào  cuối tháng Giêng hoặc đầu tháng 2, sau một kỳ nghỉ hè khoảng 6 tuần, và chấm dứt và tháng 12. Mỗi năm học được chia thành 4 học kỳ với số ngày nghỉ giữa các học kỳ khoảng từ 2 đến 3 tuần lễ. Học sinh trung học có thời gian nghỉ dài hơn chút ít so với học sinh tiểu học.

Học kỳ 1: Từ cuối tháng Giêng đến đầu tháng 4

Học kỳ 2: Từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 6

Học kỳ 3: Từ giữa tháng 7 đốn cuối tháng 9

Học kỳ 4: Từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 12

Thi cử

Hệ thống đánh giá của New Zealand đã đổi từ dạng các kỳ thi truyền thống sang dạng đánh giá theo tiêu chuẩn. Năm 2002, cấp độ của Chứng chỉ Quốc gia về Thành tích Giáo dục (NCEA) đã thay thế cho Chứng chỉ Nhà trường. NCEA sẽ thay thế cho Chứng chỉ Lớp 6 vào năm 2003 và thay thế cho Chứng chỉ Học bổng Đại học vào năm 2004.

Chứng chỉ Quốc gia về Thành tích Giáo dục (NCEA)

Chứng chỉ này được cấp phát trên cơ sở các tín chỉ đạt được trong từng lĩnh vực học. Đối với từng môn học, những tiêu chuẩn riêng biệt sẽ được đặt ra. Chẳng hạn như đối với môn Tiếng Anh, sẽ có những tiêu chuẩn riêng cho từng phân môn nói, đọc hiểu, viết và nghiên cứu.

Chương trình giảng dạy ở các trường học tại New Zealand sẽ không thay đổi vì hệ thống mới này. Một dải rộng những môn về nghệ thuật truyền thung, các môn khoa học và các môn liên quan đến công nghiệp vẫn được tiếp tục giảng dạy.

Các tiêu chuẩn cho các môn liên quan đến công nghiệp sẽ được đánh giá trong nội bộ nhà trường và học sinh có thể tích lũy các tín chỉ để lấy chứng chỉ NCEA. Những môn này sẽ không cho điểm và chỉ cấp tín chỉ nếu như học sinh đạt yêu cầu.

Khoảng 60% các tiêu chuẩn về thành tích sẽ được đánh giá từ bên ngoài (qua các kỳ thi cuối năm do những giáo viên ngoài trường chấm), phần còn lại được đánh giá nội bộ (bài thi được chấm trong phạm vi nhà trường).

Muốn đạt được chứng chỉ NCEA, học sinh phải đạt được 80 tín chỉ với tối thiểu 60 tín chỉ đạt cấp độ muốn lấy chứng chỉ. Chẳng hạn như để lấy chứng chỉ cấp độ 2, học sinh phải có ít nhất 60 tín chỉ ở cấp độ 2, sớ lên chỉ còn lại có thể ở bất kỳ cấp độ nào.

NCEA Cấp độ 1

Chứng chỉ này tương đương với trình độ lớp 5. Về trình độ chứng chỉ này ngang hàng với một trong những loại chứng chỉ ở nước ngoài như sau:

+ Chứng ch GCSE (Chứng chỉ Giáo dục Phổ thông Trung học) của Anh Quốc ở cấp cấp độ từ A đến E.

+ Chứng chỉ cấp độ 'O' của Anh Quốc (hiện nay chỉ cấp ở ngoài phạm vi nước Anh)

+ Lớp 10 của Canada hoặc Mỹ

+ Ở các bang khác nhau của c: Chứng chỉ lớp 10, Chứng chỉ Nhà trường, Chứng chỉ Sơ cấp hoặc Chứng chỉ Thành tích

NCEA Cấp độ 2

Chứng chỉ nảy tương đương với trình độ của năm thứ 12 (lớp 6). So với nước ngoài, chứng chỉ này tương đương với Lớp 11 của Canada hoặc Mỹ.

NCEA Cấp độ 3

Tương đương với trình độ của năm thứ 13 (lớp 7).

Chứng chỉ Trung học

Chứng chỉ này cấp cho các học sinh đã hoàn tất 5 năm ở cấp trung học, bắt đầu từ năm thứ 9. Chứng chỉ này không ghi điểm, chỉ ghi các môn học đã hoàn tất. Chứng chỉ này sẽ được bãi bỏ vào năm 2004.

Kỳ thi Học bổng & Trợ cấp Đại học

Đây là kỳ thi kết thúc quá trình học phổ thông của học sinh. Kỳ thi được tổ chức vào cuối năm học thứ 13 và học sinh sẽ thi 6 môn, mỗi môn có một bài thi riêng.

Số lượng 4% học sinh có điểm cao nhất, bao gồm những học sinh đạt từ mức điểm 86% trong bất kỳ môn thi nào, sẽ được cấp học bổng theo từng môn học. Trợ cấp sẽ được phát theo tổng số điểm của tất cả các môn. Những học sinh đạt từ 300 điểm trở lên sẽ được trợ cấp hạng 'A'. Những học sinh đạt từ 250 đến 299 điểm sẽ được trợ cấp hạng 'B'.

Học sinh có thể vào đại học nếu đạt được trợ cấp hạngA hoặc hạng 'B', hoặc lấy được Chứng chỉ Trung học và 3 điểm C hoặc cao hơn trong Kỳ thi Học bổng và Trợ cấp Đại học. Chính phủ sẽ cấp phát một khoản tiền nhỏ cho những học sinh đạt được từ 5 học bổng trở lên, hoặc đạt mức trợ cấp hạng ‘A’ hay hạng 'B'.

Chọn Trường

Hầu hết các học sinh New Zealand vào các trường do nhà nước tài trợ, và tất cả các học sinh đều có quyền đăng ký vào một trường công lập gần nhà nhất. Nếu một trường nào đó có nguy cơ quá tải, trường đó có thể xác định từng 'khu vực nhà ở'. Những học sinh ở trong khu vực của trường sẽ được đăng ký vào học. Những học sinh ở ngoài khu vực này chỉ có thể đăng ký trong những trường hợp thật đặc biệt. Những trường hợp đặc biệt này bao gồm cả tình huống học sinh có anh chị đang học tại trường, hoặc những học sinh có nhu cầu về một chương trình đặc biệt nào đó chẳng hạn như chương trình dạy tiếng Maori. Nếu như sau khi khoanh vùng trường học đó vẫn còn quá tải, việc chọn lựa học sinh sẽ được thực hiện bằng hình thức bốc thăm.

Phụ huynh cũng có quyền đến thăm trường và tiếp xúc với hiệu trưởng và các giáo viên trước khi quyết định đăng ký cho con em mình vào trường đó.

Các trường Nhà nước

Các trường học nhà nước được chính quyền tài trợ toàn bộ ở cấp Tiểu học và cấp Trung gian, học sinh học chung cả nam lẫn nữ. Ở cấp Trung học có hai dạng, dạng học chung nam nữ và dạng học riêng theo phái.

Các trường nhà nước không thu học phí, tuy nhiên các phụ huynh cần đóng góp để hỗ trợ cho những chương trình hay những dịch vụ đặc biệt. Bữa ăn trưa không được cung cấp ở trường, nhưng các thức ăn nhẹ có thể mua tại các tiệm bán quà vặt. Tuy nhiên, phụ huynh thường thích gói sẵn thực phẩm cho con em mình mang đến trường.

Các trường Kết hợp

Từ 'trường kết hợp' thường dùng để chỉ các trường tôn giáo, thường là Thiên chúa giáo, hoạt động như các cơ sở tư nhân. Trong những năm gần đây, những trường này đã kết hợp với hệ thống giáo dục nhà nước, từ đó gọi và trường kết hợp, và nhận tài trợ của nhà nước. Mặc dù các trường này theo chương trình do nhà nước qui định, tất cả đều vẫn giữ các đặc trưng về tôn giáo hay triết lý của họ. Một số ít những cơ sở như trường Montessori hay trường Rudoff Steiner có tính chất thế tục hơn.

Các trường Tư thục

Các trường tư thục chỉ nhận một khoản tài trợ nhỏ của chính quyền và hầu như độc lập về mặt thu nhập từ học phí của học sinh đóng góp. Không có mức học phí tiêu chuẩn nào vì mỗi trường tự định cho mình một thang học phí riêng. Học phí thường phụ thuộc vào trình độ, với mức phí của năm thứ 12 13 cao hơn hẳn so với mức mức của năm thứ 9 và thứ 10.

Học phí ở các trường tiểu học cũng khác nhau tùy theo trình độ, mặc dù mức học phí ở đây thường thấp hơn so với trung học.

Các trường tư thục được điều hành bởi ban giám hiệu độc lập nhưng phải đạt các tiêu chuẩn do nhà nước đặt ra và vẫn phải lệ thuộc vào sự kiểm toán như các trường nhà nước.

Các trường có Phục vụ Ăn trưa

Các trường có phục vụ ăn trưa chỉ tồn tại chủ yếu ở cấp trung học. Hiện nay có 78 trường nhà nước và trường kết hợp, cùng với 24 trường tư thục có phục vụ bữa trưa cho học sinh.

Trường học Tại nhà

Các trường học tại nhà phải đáp ứng được các chuẩn mực giống như các trường đăng ký, và việc thu nhận học sinh từ các trường chính thức phải được phép của Bộ Giáo dục. Một khoản trợ cấp nhỏ hàng năm được cấp cho các trường này để trang bị giáo cụ. Sĩ số học sinh tại các trường này chỉ chiếm chưa tới 1% so với tổng số học sinh cả nước.

Đồng phục

Hầu hết các trường đòi hỏi học sinh phải mặc đồng phục trong suốt thời gian ở trường, ngoại trừ trường hợp nhà trường có chính sách riêng về đồng phục. Các loại đồng phục được bán ở hầu hết các cửa hàng, và một số trường cũng có cửa hàng đồng phục riêng, trong đó bán cả đồng phục mới lẫn đồng phục đã qua sử dụng.

Kỷ luật

Trong khi giảng dạy giáo viên không có quyền trừng phạt về mặt cơ thể đối với học sinh. Những biện pháp kỷ luật hợp pháp là tước bỏ các đặc quyền của học sinh, cho thêm bài tập về nhà hoặc bắt ở lại trường sau khi tan học. Phụ huynh hoặc người giám hộ sẽ được thông báo trước trong trường hợp học sinh bị bắt ở lại trường sau khi tan học, và học sinh đó sẽ ở lại trong một khoảng thời gian cụ thể được định trước.

Trong trường hợp vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, học sinh đó sẽ bị phạt ngưng học trong một thời gian, và nếu học sinh đó trên 16 tuổi thì có thể bị đuổi học vĩnh viễn. Học sinh cũng bị đuổi học khi nêu gương xấu nguy hiểm cho các bạn học hoặc đe dọa sự an toàn của những bạn này. Có những thủ tục chính thức cho việc buộc ngừng học hay đuổi học đối với học sinh.

Bài tập Về nhà

Hầu hết các trường tiểu học và trung học đều có bài tập về nhà cho học sinh. Mỗi trường có qui định riêng cho mình về số lượng và loại hình bài tập về nhà.

Di chuyển Đến trường

Phụ huynh hay người giám hộ phải đảm bảo cho việc di chuyển đến trường của học sinh. Mỗi năm có khoảng 100.000 học sinh sử dụng xe buýt của nhà trường. Mặc dù các xe buýt này do Bộ Giáo dục hợp đồng, học sinh vẫn phải trả lệ phí.  

Nếu như một học sinh phải đi một quãng đường rất dài để đến trường, và không có phương tiện vận tải công cộng nào trên tuyến đường đó, một khoản trợ cấp tài chính sẽ được cấp cho học sinh đó.

Chuyển trường

Nếu một học sinh có ý định chuyển trường, hiệu trưởng của trường cũ phải được thông báo kịp thời. Việc chuyển trường. từ cấp học này sang cấp học khác, chẳng hạn như từ cấp tiểu học sang cấp trung gian hay từ cấp trung gian sang cấp trung học, đều phải có hồ sơ bổ sung. Thủ tục chuyển trường cụ thể do trường học sinh định chuyển đến qui định.

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2143-02-633493756624218750/Giao-duc/Giao-duc-tieu-hoc--trung-hoc.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận