Tài liệu: Nước Nga - Nước Nga khu vực Nam Âu

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Nước Nga khu vực Nam Âu ấm và có nhiều núi hơn so với khu vực phía Bắc. Dãy núi Capca, trải dài từ biển Đen đến biển Caspi, là nơi có núi Elbrus,
Nước Nga - Nước Nga khu vực Nam Âu

Nội dung

Nước Nga khu vực Nam Âu

Nước Nga khu vực Nam Âu ấm và có nhiều núi hơn so với khu vực phía Bắc. Dãy núi Capca, trải dài từ biển Đen đến biển Caspi, là nơi có núi Elbrus, núi cao nhất ở châu Âu. Nó hầu như không đóng băng dọc theo bờ biển Đen và có điều kiện khí hậu thích hợp trồng chè, cam, quýt và nho để chuyên dùng chế biến rượu.

Khí hậu và thảm thực vật

Phía Nam của thành phố Saratov và Voronezh, rừng cây lá rộng nhường chỗ cho dải thảm thực vật của thảo nguyên. Đây là khu vực rất thích hợp để trồng trọt, đặc biệt trồng lúa mỳ. Thảo nguyên còn được sử dụng để chăn thả cừu, tuy nhiên, việc chăn thả quá mức đã dẫn đến sa mạc hóa quanh khu vực biển Caspi.

Núi

Ở độ cao 5.643m, nằm nép mình ngay trung tâm dãy núi Capca là ngọn núi  Elbrus - núi lửa thoai thoải và là ngọn núi cao nhất ở châu Âu. Các con sông băng đã làm nguội đi toàn bộ núi lửa Elbrus và một núi lửa khác là Kazbak. Mặc dù nơi đây phong cảnh tuyệt đẹp nhưng ngành du lịch không mấy phát triển ở Capca, ngoại trừ có một số điểm trượt tuyết đang trong thời kỳ khai thác du khách.

Biển đen

Biển Đen là khu vực biển nằm sâu trong đất liền, nước của biển này được duy trì nhờ vào một số con sông đổ vào, trong đó có cả sông Đông. Biển Đen chỉ có thể có ích cho con người trong vòng tối đa 200m, vì ở độ sâu hơn dưới biển này đã bị ô nhiễm bởi hydro sulfua. Tuy nhiên, đây là môi trường sinh sống của ba loài cá voi, nhiều loài cá và sứa.

Thành phố sochi

 Nhiều gia đình người Nga dành kỳ nghỉ hè của họ ở Sochi, một khu nghỉ mát với bãi biển đá cuội trên bờ biển Đen. Dãy núi Capca che chở cho thành phố này khỏi điều kiện thời tiết khắc nghiệt, và vì thế mà khí hậu vùng này tương tự với khí hậu của vùng Địa Trung Hải. Nhiệt độ nằm trong khoảng từ 200C đến 270C từ giữa tháng 5 đến tháng 9.

Mặc dù nhiệt độ gần bờ biển Đen có thể ấm áp, nhưng nhiều nơi ở nước Nga khu vực Nam Âu, nhiệt độ có thể vẫn cực lạnh về mùa đông, đủ khắc nghiệt tới mức khiến sông Volga phải đóng băng.

Đồng bằng sông Volga

Đồng bằng được hình thành tại nơi sông Volga chảy vào biển Caspi (phần biển trong lục địa lớn nhất thế giới). Đất của đồng bằng được tạo ra khi một con sông gặp hồ lớn hoặc biển và lắng đọng những chất phù sa mà nó mang theo, tạo ra một khu vực thấp với những bãi cát và đầm lầy thoai thoải. Đây và môi trường tốt cho sinh vật hoang dã sinh sôi. Vào những tháng mùa hè, đồng bằng sông Volga trông tựa tấm thảm màu hồng và trắng khi những bông hoa sen nở rộ. Hơn 200 loài chim di trú đến đồng bằng, và vùng đất bao quanh bổ sung thêm 30 loài động vật có vú khác nhau.

Stalingrad: Vai trò của thời tiết

Vào năm 1942-43, Stalingrad (ngày nay là Volgagrad) bị phong toả trong một trận đánh ác liệt kéo dài suốt 200 ngày.

Điều kiện thời tiết góp phần ảnh hưởng đến kết quả của trận đánh. Mùa hè mang đến một cái nóng ngột ngạt, thiếu nước và ruồi nhặng. Vào mùa thu, những cơn mưa nặng hạt làm chậm bước tiến của quân Đức khi các con đường nứt lở. Khi gỗ được sử dụng để lát đường không còn, xác người được sử dụng để thay thế. Mùa đông lạnh cóng càng khiến cho tình hình trở nên khó khăn khi nhiệt độ dưới 0oC đã khiến cho tất cả mọi thứ đều trở nên rắn - từ đất đến động cơ máy bay.

Quần áo thích hợp với thời tiết là vô cùng quan trọng. Hồng quân được trang bị đủ quần áo hơn so với quân Đức. 1,1 triệu Hồng quân Liên Xô và 300.000 lính Đức đã thiệt mạng trong chiến dịch Stalingrad.

Lính Đức đầu hàng Hồng quân vào năm 1943 tại thành phố Stalingrad lạnh giá.

 

Thảm thực vật




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2840-02-633547610834071250/Canh-quan-thien-nhien-va-khi-hau/Nuoc-Nga...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận