Tội phạm
Làn sóng tội phạm nghiêm trọng đã tràn qua nước Nga vào những năm 1990, và hiện nay con số tội phạm vẫn ở mức cao. Tỷ lệ giết người ở Nga cao gấp bốn lần so với ở Mỹ. Vào năm 2001, 33.500 người đã bị giết hại phần lớn họ bị giết theo hợp đồng chỉ với giá 1.000 đô la Mỹ. Tổng cộng, vào năm 2001, có trên 3 triệu tội phạm được báo cáo, từ trộm cắp thông thường đến tham nhũng, buôn lậu ma túy và ăn cắp ô tô. Tổng thống Putin đã cam kết mạnh tay với tội phạm, tuy nhiên hành động của ông vẫn chưa đem lại hiệu quả gì to lớn.
Một nhân viên thuộc lực lượng chống ma tuý đặc biệt
của Nga tóm được một kẻ buôn bán thuốc ở khu vực Kalouga.
Tội phạm có tổ chức
Tỷ lệ tội phạm ở Nga tăng tên kể từ những năm 1960, khi Brezhnev cầm quyền. Hàng hóa cao cấp khan hiếm và các cửa hàng buôn trống rỗng đã tạo môi trường hoạt động cho các tên đạo chích chuyên nghiệp. Lực lượng KGB có nhiệm vụ giữ cho tỷ lệ tội phạm ở mức kiểm soát tương đối.
Khi Liên Xô tan rã, tình trạng tội phạm có tổ chức leo thang. Các tên trùm xã hội đen có trụ sở tại Matxcơva nắm nhiều quyền lực hơn, kiểm soát việc bán đâm, buôn lậu súng và ma túy. Các chuyên gia cho rằng đến những năm cuối 1990, thế lực xã hội đen đã kiểm soát tới 80% ngân hàng của Nga và 40% các hoạt động kinh doanh.
Nạn tham nhũng ngay trong lực lượng cảnh sát đã khiến cho nạn tội phạm ngày một khó giải quyết hơn. Ở thành phố Xanh Pêtecbua, từng được mệnh danh là ''thủ đô tội phạm'', các nhân viên cảnh sát thành phố được báo trước đã chặn khách du lịch nước ngoài trên phố vào ban đêm, yêu cầu họ xuất trình giấy tờ tùy thân và yêu sách các khoản nộp phạt không chính thức.
Kẻ sát nhân và phương tiện truyền thông đại chúng
Tạp chí Forbes là ấn bản kinh doanh nổi tiếng của Mỹ. Vào tháng 4 năm 2004, Forbes lần đầu tiên được xuất bản bằng tiếng Nga, chủ bút là nhà báo người Mỹ Paul Khlebnikov.
Một tay súng tại Matxcơva đã giết chết Khlebnikov vào tháng 6 năm 2004. Cảnh sát cho rằng, nhiều khả năng ông đã bị giết với lý do liên quan tới công việc của mình bởi vì Khlebnikov đã điều tra vụ thương nhân tỷ phú người Nga tên là Boris Berezovsky. Ông cho biết Berezovsky có quan hệ mật thiết với mafia ở Chechnya, và tuồn lậu hàng triệu đôla Mỹ ra khỏi nước Nga.
Khlebnikov không phải là nhà báo duy nhất bị giết hại ở Nga. Chỉ riêng năm 2004, 5 nhà báo đã bị thiệt mạng. Sự kiện này chứng tỏ rằng còn tồn tại nhiều vấn đề trong tiến trình cố gắng thiết lập một nền dân chủ thực sự ở Nga, nơi mà tự do ngôn luận luôn được ưu tiên hàng đầu.
Ma túy
Tình trạng lạm dụng ma túy và buôn lậu ma túy cũng trở nên nghiêm trọng hơn ở Nga. Có khoảng từ ba đến bốn triệu người sử dụng ma túy ở Nga, từ tất cả các thành phần trong xã hội, và mức tiêu dùng tăng gấp 23 lần vào năm 2002 so với năm 1998.
Ma tuý, đặc biệt là heroin, luôn được lưu ý đặc biệt trên các phương tiện thông tin đại chúng đang trở thành một vấn đề nhức nhối. Khoảng 70% số lượng heroin ở Nga có nguồn gốc từ Afghanistan. Cây anh túc - loại cây được sử dụng để sản xuất heroin - đã phát triển nhanh chóng kể từ cuộc chiến tranh do Mỹ khởi xướng ở Afghanistan năm 2002, khi các nông dân bị bần cùng hóa liều lĩnh đã tìm mọi cách để kiếm sống. Nga đã thành lập ủy ban kiểm soát ma túy để cố gắng giải quyết vấn nạn này. Một số đường dây buôn bán ma tuý đã được triệt phá, và đầu năm 2004 lực lượng biên phòng Nga đã tịch thu được 3,2 tấn ma tuý - chủ yếu là heroin.
Hàng giả
Hàng giả hiện đang là một vấn đề gây đau đầu các nhà chức trách. Chính phủ Nga ước tính đến 90% hàng hóa được bán đang lưu thông đều không có nguồn gốc rõ ràng. Các thiết bị điện chủ yếu được nhập khẩu bất hợp pháp từ Đông Nam Á còn đồ chơi nhập từ Trung Quốc. Tuy nhiên, thực phẩm, quần áo, thuốc và băng đĩa thường có nguồn gốc nội địa.
Thuốc giả và rượu giả khiến người tiêu dùng bị đe doạ nghiêm trọng nhất. Hàng năm, hàng ngàn người Nga đã thiệt mạng sau khi uống phải các chất hóa học gây chết người được làm giả thành rượu vodka.