NEHRU, VỊ THỦ TƯỚNG ĐẦU TIÊN CỦA ẤN ĐỘ
Jawaharlan Nehru (1889 – 1961) ra đời trong một gia đình quí tộc Bà la môn ở Alahabab một bang miền bắc Ấn Độ. Khi còn trẻ ông học ở trường công Harol và trường đại học Cambridge ở nước Anh về khoa học tự nhiên và pháp luật, chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng dân chủ phương Tây. Năm 1912 sau khi về nước ông làm luật sư ở bang Alahabab. Đồng thời đi theo Gandhi tham gia vào sự nghiệp giải phóng dân tộc Ấn Độ. Trong thời gian mấy chục năm ông mấy lần thất bại, nhiều lần bị bắt bỏ tù đày cuộc sống sau song sắt kéo dài hơn 10 năm, nhưng trước sau như một ông vẫn không hề nao núng. Tháng 8 năm 1947, Ấn Độ giành được thắng lợi cuối cùng trong phong trào giải phóng dân tộc, Nehru đảm nhiệm chức vụ Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ cho đến khi ông tạ thế ngày 27 tháng 5 năm 1964.
Sau khi Ấn Độ độc lập, Nehru nhiều lần tỏ ý muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội mà Nehru nói theo lời của chính Nehru thi đó là con đường trung gian giữa thực tiễn chính thống của nhà nước cộng sản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Nội dung cụ thể của chủ nghĩa xã hội kiểu đó là: Cơ hội giành cho mỗi người đều như nhau, có việc làm, trước tiên thoả mãn nhu cầu của nhân dân nghèo khổ lớp dưới, quốc hữu hoá công nghiệp, nông thôn hợp tác hoá, thông qua phương thức hoà bình, dân chủ để đạt được sự chính nghĩa của xã hội và kinh tế.
Về đồi ngoại, Nehru theo đuổi chính sách chống thực dân và không liên kết. Tháng 6 năm 1954, ông sang thăm Trung Quốc, đã nêu Năm nguyên tắc chung sống hoà bình (do hai nước Ấn Độ - Trung Quốc đề xướng đầu tiên) trong “Hiệp định thông thường và giao thông giữa địa phương Tây Tạng của Trung Quốc và Ấn Độ'' được thủ tướng Chu Ân Lai và ông cùng ký kết.
Trong thời gian hội nghị (Bandung) năm 1955, Nehru nhiều lần hội đàm với thủ tướng Chu Ân Lai, làm việc về nhiều mặt, tranh thủ dùng Năm nguyên tắc chung sống hoà bình làm cơ sở cho hội nghị Bandung. Với sự cố gắng chung của các nước như Trung Quốc Ấn Độ, Indonesia v.v. Cuối cùng xây dựng nên Mười nguyên tắc của hội nghị Bandung lấy Năm nguyên tắc chung sống hoà bình làm hạt nhân. Mười nguyên tắc này được dùng làm nguyên tắc chuẩn mực mà các quốc gia Á Phi phải tuân theo, đã có ảnh hưởng rất to lớn trong quan hệ quốc tế.