Tài liệu: Ngôi mộ của Kha, nhà kiến trúc của Pharaon

Tài liệu
Ngôi mộ của Kha, nhà kiến trúc của Pharaon

Nội dung

1906

Ngôi mộ của Kha, nhà kiến trúc của Pharaon

1906 Tượng thần Hathor ở Deir electron – Bahri ● Tuyết của Nubia

Khám phá / khai quật 1906 bởi Ernesto Schiaparelli

Địa điểm Thebes (Deir el-Medina Mộ  TT8)

Thời kỳ Vương quốc mới, Triều đại  18, vương triều Amenophis  III, 1391 - 1353 trước CN.

“Miệng của ngôi mộ dẫn xuống một tầng dốc, những bậc gồ ghề, vẫn còn một nữa bịt lại bằng những mảnh vụn. Ở đáy lối vào này là  một con đường dẫn đến sườn đồi, bị một bức tường bằng đá xù xì ngăn lại. Sau khi chụp ảnh và di chuyển bức tường này, chúng tôi vào một đường hầm dài, thấp, bị chận bởi một bức tường thứ hai lớn ở cách đấy một vài thước (Anh). Cả hai bức tường này còn nguyên  vẹn và chúng tôi hiểu rõ là chúng tôi sắp được nhìn thấy cái mà có lẽ chưa ai được nhìn thấy trước đây...”

ARTHUR WEIGALL

Đó là năm 1906, và thanh tra Sở Cổ vật Arthur Weigall và nhà khai quật Ernesto Schiaparelli, sắp sửa bước vào nơi chôn cất của nhà kiến trúc Kha và vợ ông ta, Meryet. Di tích này không bị quấy phá từ đầu thế kỷ thứ 14 trước CN. Schiaparelli cùng 250 nhân công đào không biết mệt, họ làm theo ca, suốt bốn tuần lễ. Bây giờ đến phần thưởng của họ.

(Trái) Bình gốm hai quai – thân bình được trang trí rishi (lông chim), vải bọc cổ bình với những biểu tượng thiêng liêng sơn màu sặc sỡ. Một phiếu ghi tên người sở hữu – “Kha”. (Giữa) Một hòm gỗ đơn giản ở mộ của Kha và Meryet, với những cảnh vẻ ngây ngô về người chết và vợ ông ta ngồi trước một bàn lễ vật, và khắc những chữ tượng hình nghèo nàn. (Phải) Kiến trúc sư Kha, như mô tả trong một tựong chôn cất bằng gỗ lấy từ ngôi mộ.

Dời đi bức tường thứ nhất rồi đến bức tường thứ hai, Schiaparelli và Weigall nhận thấy một hành lang gồ ghề cao bằng một người đứng. Ở bên trái của họ, xếp sát tường lối đi là một tập hợp chọn lọc những đồ tùy táng của người chết, gồm một vài cái giỏ, quang gánh, một cặp vò hai quai, và một “buồng nhỏ” và giường của Kha. Điều này cho thấy rõ ràng ông ta là người cuối cùng chôn ở đây. Ở cuối hành lang là một cửa gỗ giản dị.

Gỗ vẫn còn giữ màu sáng của gỗ thông mới, và nhìn quanh khắp nơi thấy như nó mới được dựng lên hôm qua. Một khóa bằng gỗ nặng... giữ cho cửa chắc chắn. Một cái quai bằng đồng thanh nguyên chất ở phía bên cửa được nối bằng một lò xo vào một quả nắm bằng gỗ gắn vào  vị trí phần xây bằng vữa của cửa; và cái lò xo này được niêm phong cẩn thận bằng một miếng đất sét nén. Tất cả thiết bị được sáng chế ra quá tối tân đến nỗi giáo sư Schiaparelli gọi người phụ việc lấy chìa khóa, và người này trả lời một cách nghiêm trọng, “Tôi không biết nó ở đâu, thưa ngài””.

Không có chìa khóa, cách duy nhất để vào căn phòng đơn độc có mái vòm này là lấy cưa lộng cưa khóa; công việc này xong, cánh cửa được mở ra lần đầu tiên sau hơn ba ngàn năm.

Phòng chôn cất gọn gàng, trật tự, các món chính, phủ những lớp bụi dày đặc, sàn được quét cẩn thận bởi người cuối cùng ra khỏi đây. Một trụ đèn giấy cói - đứng, nhờ một thanh gỗ duy nhất đỡ một cái đĩa bằng đồng – vẫn còn đựng tro của ngọn lửa xưa kia. Người ta hoang mang tự hỏi dù tro ở đây, không lạnh tanh, thật sự đã ngưng lóe sáng vào thời La Mã và Hy Lạp không mơ mộng về, khi Assyria không còn hiện hữu, và khi cuộc tìm về miền đất hứa của các người con Israel chưa hoàn thành”.

 

(Trái) Hộp gỗ sơn màu rực rỡ đựng những chậu trang điểm bằng thạch cao tuyết hoa, gỗ, sứ và thủy tinh – bàn trang phục của Meryet. (Phải) Hầm mộ trong ngôi mộ của Kha và Meryet, cùng với giường bọc vải, giá, ghế (với tượng của Kha), ghế đẩu và đèn – chưa ai nhìn thấy và đụng đến trên ba ngàn năm nay.

Một đoạn của giấy cói tùy táng bảo quản tốt trong quan tài của Kha:  ngươi chết và bà vợ, hai tay dâng lên kính cẩn trước Osiris, “ngươi cai  trị cõi vĩnh hằng”, ngồi trên ngai ở dưới một trướng (màn) trang hoàng với hoa. Một bầu đựng đầy lễ vật ở phía trước.

Nội dung của ngôi mộ chủ yếu là những thứ của một người giàu có thuộc Triều đại thứ 18, được chôn theo để chuẩn bị cho việc tái sử dụng trong cuộc sống mai sau. Một loạt các bàn thấp (bằng gỗ đóng vội vã, được xếp cao với những thứ rau trái dâng cúng, carob nghiền và các lương thực khác đủ hình dạng và kích cỡ, trong khi các vò hai quai (một vài vò trang trí tinh vi) đựng rượu, nho, thịt muối (kể cả vịt), và bột mì, với những giỏ nắp tròn đựng đầy những thứ cần thiết về bếp núc kể cả quả đỗ tùng và thì là Ai Cập. Cạnh những quan tài là những vòng hoa đã bạc màu, những tấm trải sàn, một chiếc chiếu nhỏ với những túi đựng đồ ngủ, và thêm nhiều loại bàn, ghế, tủ; giường của Meryet, làm sẵn để dùng, bộ tóc giả, những hộp đồ trang điểm và đồ nữ trang rẻ tiền, giỏ làm việc với những cây kim, một dao cạo, kẹp cài tóc và một cái lược chẳng khác gì những hòm trang trí chất đầy quần áo ở trên một chiếc ghế sơn vẽ và khắc - một biểu tượng của đẳng cấp - một tượng gỗ trang trí bằng vòng hoa của  sở hữu chủ, Kha, với các thứ sở hữu khác xếp xung quanh: một ghế đẩu đầu vịt gấp lại, một  giá đựng cốc cao, bình đựng nước miệng rộng để rửa, giá và một xô đồng. Đa số những vật  liệu này được khắc tên người sở hữu, nghệ thuật viết chữ vụng về, tuy vậy nếu một trong  những món của ngôi mộ “rò rỉ” ra ngoài chợ cổ vật, người ta sẽ gạt bỏ ngay ý nghĩ đó là đồ  giả.

Xác ướp của Kha được để trong một quan tài hình chữ nhật trong có hai quan tài dạng người, còn xác ướp của Meryet trong một điện thờ bên ngoài hình chữ nhật đựng một quan tài hình dạng người khác thường ở bên trong và một mặt nạ bằng giấy bìa. Trong các quan tài của Kha là một trong những bản sớm nhất của cuốn “Tử thư” bằng giấy cói, dài 14m (46ft) và có minh họa những tiểu họa màu sắc chất lượng cao. Một giấy cói tùy táng thứ hai, không rõ xuất xứ, giờ ở Bảo tàng Louvre, Paris (E 13988). Xác ướp của người đàn ông được cuốn chặt, cẩn thận, và qua tia X thấy được trang bị bằng nhiều món đồ trang sức lễ tang (nhẫn đeo tai và đeo tay, một vòng cổ shebyu, bùa sa và một dây chuyền lớn hình bọ hung). Xác ướp của Meryet bó lỏng lẻo; chụp X quang thấy sự hiện diện của đồ trang sức lễ tang và một vòng hoa lớn ở cổ.

1906 - TƯỢNG THẦN HATHORE Ở DEIR ET-BAHRI

Một vụ lở đất thình lình ở Deir el-Bahri vào ngày 07 tháng 02 năm 1906, đó cũng là thời gian Quỹ thăm dò Ai Cập tiến hành những cuộc đào bới ở đền thờ Nebhepetre Mentrehotep làm mọi người kinh ngạc. Trước sự sửng sốt của tất cả những người hiện diện, nó cho thấy một đền thờ mái vòm nhỏ do Tuthmosis xây trong mặt đá;  “một đầu bò ló ra trong bóng tối, và nhìn ra ngoài tìm hiểu qua lỗ hổng”, từ phía sau đó là một rừng tượng dương vật bằng gỗ. Màu sơn của bức điêu khắc này còn tốt, tươi tắn, và vết lốm đốm lạ của vàng mạ vẫn còn lóe sáng dưới ánh mặt trời; điều này, và vẻ mặt bình thản, vui vẻ của bò thiêng, đã khiến ai cũng há hốc miệng vì kinh ngạc.

Nữ thần Bò Hathore là một trong các nữ thần chính gốc của cư dân ở bờ Tây Theban, và Deir el-Bahri là vương quốc đặc biệt của thần. Điện thờ nhỏ này được dựng lên dưới sự giám sát của Tể tướng Rekhmire lừng danh (mà ngôi mộ và những câu khắc nổi tiếng trong các sinh viên ngành Ai Cập học) như nơi đến cuối cùng của chiếc thuyền thiêng vượt qua dòng sông chảy từ Karnak suốt lễ hội Đẹp Xinh của thung lũng. Naville cùng nhóm của mình đã thận trọng khai quật di tích này và nữ thần cùng điện thờ của Bà giờ được trưng bày ở Cairo (JE 38574-5.

Như một lớp vỏ bọc thời gian từ quá khứ, hoàn toàn không bị quấy phá từ khi chôn cất, phát hiện của Schiaparelli là độc nhất.

Kha là ai?

Các dụng cụ tìm thấy trong ngôi mộ cho biết nghề nghiệp của Kha - kiến trúc sư của vị pharaon: một thước cubit (thước cổ: 45,72cm) hoàng gia bằng gỗ bọc vàng đá, tất nhiên một món quà của Amenophis II thừa nhận hiệu quả của Kha, khắc tên vua và chức vị; một cubit gấp tiện dụng hơn bằng gỗ với hộp đựng bằng da; một bộ tuyển chọn những công cụ nghề mộc. Một hộp bằng gỗ rỗng để đựng cái cân tay cũng có trong trang bị chôn cất, một bản thảo bằng da, vẫn còn cuộn chặt, có thể chứa nhiều chi tiết về một hay nhiều dự án kiến trúc mà Kha chịu trách nhiệm. Chúng tôi biết rằng ông ta rất tích cực suốt ba vương triều và có lẽ bốn - vương triều của Tuthmosis III, Amenophis II, Tuthmosis IV và Amenophis III, khi Thebes cổ đại bắt đầu hình thành.

Nhà thô trong ngôi mộ

Nhà thờ Kha được trang trí, vượt trội một Kim tự tháp nhỏ, bài trí từ lâu trước những phòng chôn cất, được Bernardino Drovetti đem ra ánh sáng vào những năm đầu của thế kỷ 19, và nhờ những cơ may kỳ lạ, bia mộ của Kha lên đường đến Turin nhiều thập niên trước cuộc khám phá của Schiaparelli về những phòng chôn cất của ngôi mộ. Rõ ràng là người chôn cất thực sự đã thoát khỏi cuộc khám phá vào thời cổ đại và gần đây lại nhờ vị trí tọa lạc trong ngọn đồi đối điện với nhà thờ trong ngôi mộ, thay vì nằm sâu bên dưới mộ.

Schiaparelli là một nhà khai quật may mắn, và Kha không phải là ngôi mộ toàn vẹn duy nhất ông ta tìm thấy trong thời gian tương đối ngắn ở Ai Cập. Đào bới ở nghĩa địa của Gebelein vào 1911, ông ta gặp hai ngôi mộ chưa bị quấy phá – “ngôi mộ vô danh; và một là thủ quỹ Ini của nhà vua”, có từ thời vương quốc cổ đến vương quốc giữa. Những ngôi mộ này và mộ Kha cung cấp cho Turin sự cân bằng về hiện vật mà Schiaparelli mong muốn, và bộ sưu tập Ai Cập của bảo tàng là một trong những bộ đẹp nhất thế giới ngày nay.

1906 - TUYẾT Ở NUBIA

Một khía cạnh riêng biệt của việc khám phá Ai Cập nào đó không dễ dàng thích hợp với kiến giải về ngữ văn phổ biến - với một ngoại lệ hấp dẫn:

“Vào sinh nhật của Washington năm 1906, (James Henry) Breasted có một trong những kinh nghiệm làm cho nhà ngữ văn không bằng lòng. Vào ngày gọi là lễ cưới Stela ở Abu Simbel, ông ta đọc rằng Ramses (Ramesses) II cầu nguyện khi nàng Công chúa người Hiltite và đoàn tùy tùng đi qua những ngọn đồi phá Bắc sẽ không có “mưa hay srq”... Tất nhiên, đây là chuyển ngữ Ai Cập cho từ ... “tuyết”, từ này xuất hiện sớm nhất là ở Syria. Thật ngạc nhiên là phải đến tận vùng Nubia không hề có tuyết để tìm một từ ra đời lần đầu tiên như thế”.

Việc nghiên cứu ngôn ngữ Ai Cập cổ đại đã tiến những bước nhảy vọt vào năm 80 kể từ khi Champollion giải mã đầu tiên chữ tượng hình, cảm ơn công trình cơ bản của trường phái Đức và Adolf Erman, người sáng lập dự án Tự điển Đức kết tinh trong “Worterbuch deragyptischen Sprache” công bố từng phần, từ năm 1926 trở đi. Breasted (dưới, cùng vợ và con trai) nghiên cứu với Erman vào đầu 1890, và có hiệu quả tốt. Bên cạnh đó được hưởng học bổng của Erman, Breasted cũng bị hấp dẫn bởi đam mê của người thầy cho những dự tính lớn: với sự bổ nhiệm làm giảng viên ở Chicago, ông ta tự đặt công việc nghiên cứu, ghi chép và dịch tất cả những văn bản lịch sử của Ai Cập cổ đại (thành tựa được công bố trong Ancient Records of Egypt (Những ghi chép cổ xưa của Ai Cập) 5 tập, xuất bản năm 1906, theo sau là quyển His-tory (Lịch sử của năm trước). Vào 1919, Breasted đề nghị John D. Rockefeller Jr. một đề án đầy tham vọng thành lập một Viện phương Đông ở Đại học Chicago mà, trong lãnh vực các văn bản và ngữ văn, (Champollion và Erman đã từ bổ) còn tiếp tục đến ngày nay.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/215-02-633353878224766250/Nhung-nam-thang-Vinh-quang-1881-1914/Ngoi-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận