Người Ba Tư trên cao nguyên Iran
Người Ba tư còn gọi là người Iran, là dân tộc đông nhất của nước Iran ở Tây bộ châu Á, cư trú chủ yếu trên cao nguyên Iran, thuộc chủng Europeoid nhánh Nam, sử dụng ngôn ngữ Ba Tư, có khoảng 18 triệu người.
Thời cổ đại, người Ba Tư đã từng lập nên đế quốc Ba Tư rộng lớn phía đông tới tận sông Ấn (Indus), phía tây tiếp giáp biển Egee. Thế kỷ II trước Công nguyên, người Ba Tư theo con đường tơ lụa đã giao tiếp qua lại với người Trung Quốc, không ít người Ba Tư đã lưu lại Trung Quốc. Sau thế kỷ VII, Ba Tư lần lượt bị nước ngoài xâm nhập. Bắt đầu từ thế kỷ XVIII lại ba các nước Anh, Nga xâm lược. Năm 1925, thành lập vương triều Pahlavi. Năm 1979, vương triều bị lật đổ, thành lập nước cộng hòa Islam giáo Iran (Islamic Republic of Iran).
Người Ba Tư đã sáng tạo ra nền văn hóa Ba Tư huy hoàng. Về các mặt hội họa, kiến trúc, dệt thảm đồ gốm đều ở trình độ rất cao; văn học truyền miệng, thơ ca, sân khấu hết sức phong phú. Về tôn giáo, họ theo đạo Islam, Người Ba Tư hiện nay phần lớn làm nghề nông, kiêm nghề chăn nuôi gia súc, cư dân thành thị phần lớn làm nghề thủ công dệt vải làm thảm len, một số ít người làm nghề buôn bán. Công nghiệp dầu mỏ là công nghiệp chính của họ.
Áo dài, quần thụng, khăn quấn đầu là trang phục truyền thống của nam giới Ba Tư, màu sắc và kiểu dáng của khăn nói lên quê hương và địa vị xã hội của họ. Phụ nữ mặc váy lồng, khi đi ra ngoài, mặc thêm chiếc áo dài đen. Phụ nữ thành thị đeo mạng che mặt, phụ nữ nông thôn không dùngg mạng che mặt. Nhà ở truyền thống của người Ba Tư là nhà đất mái bằng, mái bằng còn là nơi phơi phóng, trong nhà đặt lò sưởi, dùng lấy hơi ấm. Có rất nhiều công trình kiến trúc, đền miếu mang phong cách truyền thống Arập.