Tài liệu: Người Cờ lao

Tài liệu
Người Cờ lao

Nội dung

NGƯỜI CỜ LAO

 

Hiện có 1.865 người. Địa bàn cư trú ở tỉnh Hà Giang. Thuộc nhóm ngôn ngữ Ka Đai, cùng nhóm với tiếng La Ha, La Chí, Pu Péo (ngữ hệ Thái-Ka Đai). Chuyển cư đến Việt Nam cách đây khoảng 150-200 năm.

Do ở vùng cao đá tai mèo, nên người Cờ Lao chủ yếu làm nương cày, thổ canh hốc đá. Ngô là cây lương thực chính. Ngoài ra còn trồng đậu răng ngựa, lúa mạch, đậu Hà Lan, su hào… Một bộ phận khác ở vùng núi đất, chuyên sống bằng nghề làm ruộng bậc thang, lúa là cây lương thực chính.

Họ ăn ngô chế biến thành mèn mén hoặc ăn cơm, quen dùng bát, thìa, muôi bằng gỗ. Phụ nữ mặc áo cùng loại với người Nùng, Giáy nhưng dài quá gối. Người Cờ Lao sống thành từng làng khoảng 15-20 nóc nhà. Nhà ba gian hai chái, mái lợp cỏ tranh hoặc ống vầu, nứa bổ đôi xếp úp ngửa. Dùng ngựa để thồ hàng.

Mỗi nhóm Cờ Lao thường có dòng họ khác nhau. Gia đình nhỏ phụ hệ là phổ biến. Con rể có quyền thừa kế tài sản bên nhà vợ. Có cách cưới kéo vợ hay cướp vợ như người Hmông. Bà ngoại được đặt tên và tặng quà cho cháu. Tang lễ có tục làm ma hai lần: lễ chôn người chết và lễ làm chay.

Người Cờ Lao tin mỗi người có 3 hồn lúa; lúa, bắp và gia súc cũng đền có hồn. Tổ tiên được thờ 3 hay 4 đời. Thần đất là vị thần quan trọng được gia đình và toàn bản thờ cúng. Người Cờ Lao có các Tết: Nguyên đán, mùng 3 tháng 3, mùng 5 tháng 5 và mùng 9 tháng 9 âm lịch như nhiều dân tộc ở vùng đông bắc Việt Nam.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/273-26-633349651658360000/Cong-dong-cac-dan-toc-Viet-Nam/Nguoi-Co-la...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận