Tài liệu: Người Châu ro

Tài liệu
Người Châu ro

Nội dung

NGƯỜI CHÂU RO

            Hiện có 22.576 người. Địa bàn cư trú ở các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu. Thuộc ngôn ngữ Môn-Khơme (ngữ hệ Nam Á).

Chủ yếu làm rẫy, canh tác theo lối đốt chồi, chọc lỗ tra hạt. Nghề thủ công có đan lát bằng tre, mây, nứa.

Người Châu Ro ăn cơm tẻ là chính. Hút thuốc bằng tẩu. Uống rượu cần. Nam nữ đều thích ăn trầu cau. Người Châu Ro ăn mặc giống như người Việt. Ngày nay, người Châu Ro phổ biến ở nhà đất. Họ tiếp thu lối kiến trúc của người Việt ở Nam Bộ, nhà có vì kèo. Một số nhà có tường xây, mái ngói. Trong gia đình, nữ giới được nể trọng hơn nam giới. Trong một làng có nhiều dòng họ cùng cư trú.

Trong hôn nhân, tồn tại cả hai hình thức: nhà trai đi hỏi vợ hoặc nhà gái đi hỏi chồng. Hôn lễ tổ chức tại nhà gái, sau lễ thành hôn thì cư trú phía nhà vợ, sau vài năm sẽ dựng nhà ra ở riêng. Người Châu Ro theo tập quán thổ táng, cũng đi tảo mộ như người Việt vào ngày 23 tháng chạp. Dịp cúng thần Lúa là lễ hội quan trọng hàng năm. Cứ ba năm thì tổ chức lể cúng thần Rừng.

Văn nghệ dân gian có hát đối đáp trong các dịp lễ hội. Nhạc cụ, ngoài bộ chiêng đồng 7 chiếc, còn có cây đàn ống tre.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/273-26-633349649595391250/Cong-dong-cac-dan-toc-Viet-Nam/Nguoi-Chau-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận