PROTEIN ĐƯỢC TIÊU HOÁ VÀ HẤP THU RA SAO?
Protein cao phân tử được hấp thu trong ruột, dưới tác dụng của nhiều loại enzim tiêu hóa (như pepsin, tripsm, peptase,...) phân giải thành peptit ngắn và axit amin trong ruột dạ dày. Sau đó được hấp thu trong ruột non, theo tĩnh mạch chủ ở gan vào trong gan. Một bộ phận axit amin trong gan sẽ tiến hành phân giải hoặc tổng hợp protein, một bộ phận axit amin khác tiếp tục theo tuần hoàn máu, phân bố đến các tổ chức cơ quan, tổng hợp nên các loại protein mô riêng biệt. Protein không thể được tiêu hóa hấp thu hoàn toàn trong đường tiêu hóa, phần chưa được tiêu hóa dưới tác dụng của các vi khuẩn, trong ruột già sẽ sinh thối rữa, sản sinh ra các chất độc như amoniac, phenol, benzpyrole,... Trong đó đại bộ phận theo phân thải ra ngơài cơ thể, một số ít được niêm mạc ruột hấp thu, theo tuần hoàn máu chuyển vào gan, tiến hành giải độc sinh lí, sau đó theo nước tiểu thải ra, như vậy mới có thể làm cho cơ thể không bị ngộ độc.
Axit amin trong máu có 3 nguồn là từ protein trong thức ăn, từ sự phân giải protein mô và từ sự phân hóa cabohiđrat và lipit.
Đường đi của axit amin trong máu là:
1. Hợp thành protein mô.
2. Hợp thành các protein đặc thù như enzim, hoocmon, kháng thể,…
3. Sản sinh ra ure, muối amoni và các chất có chứa nitơ khác.
4. Oxy hóa thành cacbonic, nước và ure, đồng thời sinh ra năng lượng.
Trong tình trạng bình thường tốc độ ra vào của các axit amin trong máu gần như là ngang nhau, cho nên hàm lượng axit amin trong máu của người bình thường là tương đối ổn định.
Trước đây, người ta luôn cho rằng chỉ có các axit amin tự do mới có thể được hấp thu. Gần đây đã phát hiện thấy các peptit rất ngắn: như đipeptit, cũng có thể được hấp thu trực tiếp bởi vì trong vi nhung mao và dung dịch tế bào tương của các tế bào niêm mạc ruột non có chứa các peptidohydrolaza, các peptit này khi vào tế bào sẽ phân giải thành các axit amin. Vì vậy, những chất đi vào tĩnh mạch cửa và gan không phải là peptit, mà là axit amin.