QUAN CHẾ ĐỜI THANH
QUAN CHẾ TRUNG ƯƠNG.
1/ Nội các:
Đại học sĩ: Chánh nhất phẩm.
Đời Thanh đặt chức quan này: người Mãn 2, người Hán 2. Đầu đời Thanh, chức Đại học sĩ người Mãn phẩm cao hơn Đại học sĩ người Hán một bậc; về sau, thời Ung Chính mới đổi cho ngang bằng nhau.
- Hiệp biện đại học sĩ: Tòng nhất phẩm; Mãn một người, Hán một người.
- Học sĩ: Tòng thị phẩm. Mãn 6 người, Hán 4 người, tất cả đều kiêm Lễ bộ thị lang.
- Thị độc học sĩ: Mãn 4 người, Mông 2 người, Hán 2 người.
- Nội các thị độc: Chánh lục phẩm.
- Trung thư: Chánh thất phẩm: Mãn 70 người, Mông 16 người, Hán 8 người.
2/ Quân cơ xứ:
- Quân cơ đại thần: năm Ung Chính thứ 10 (1732) nhân khi có việc dùng binh ở vùng Tây Bắc, để đảm bảo việc cơ mật quân sự, mới đặt ra Quân cơ phòng sau đổi thành Quân cơ sứ.
- Quân cơ chương kinh: lấy các quan trong Nội các như Trung thư, Lang trung, Viện ngoại lang, Chủ sự, cho kiêm. Tục thưởng gọi là Tiểu quân cơ.
3/ Sáu bộ (Lục bộ):
- Thượng thư (các bộ): Tòng nhất phẩm. Mãn 1 người, Hán 1 người. Sáu bộ triều Thanh là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công.
- Tả, Hữu thị lang: Chánh nhị phẩm. Mãn 1 người, Hán 1 người.
- Lang trung (các ty thuộc bộ): Chánh ngũ phẩm. Ở các bộ Lại, Lễ, Binh, Công có 4 Ty. Bộ Hộ có 14 Ty. Bộ Hành có 18 ty, tổng cộng Sáu bộ có 48 Ty.
- Viên ngoại lang (ở các ty): Tòng ngũ phẩm. Số người Mãn, Hán, Mông lấy số ngang nhau.
- Chủ sự: Chánh tục phẩm. Mãn, Hán, Mông như nhau.
- Bút thiếp thi: Thất phẩm đến cửu phẩm, nắm giữ các công việc phiên dịch, văn tịch chương tấu Hán, Mãn.
4/ Lý phiên viện (Việrl Lý Phiên): .
Lý phiên viện nắm giữ các công việc bên ngoài và đối ngoại, gồm Mông Cổ, Hồi Bộ, Phiên Bộ.
- Thượng thư
- Tả, Hữu thị lang.
- Viên ngoại lang
- Chủ sự.
- Bút thiếp thí.
5/ Đồ sát viên (Viện Đô sát):
- Tả đô ngự sử: Tòng nhất phẩm. Mãn 1 người, Hán 1 người. Hữu đô ngự sử là chức kiêm của Tổng đốc.
- Tả phó đô ngự sử: Chánh tam phẩm, Mãn 2 người, Hán 2 người. Hữu phó đô ngự sử là chức kiêm của Tuần phủ.
- Lục khoa cấp sự trung: Chánh ngũ phẩm. Hán, Mãn số người như nhau.
6/ Tổng lý các quốc sự vụ nha môn:
- Tổng lý các quốc sự vụ thân vương, quân vương bối lạc.
Chức này năm Hàm Phong thứ 10 (1860) mới đặt ra. Quang Tự năm thứ 27 (1901) do sự uy hiếp của nước ngoài, nên đổi thành Ngoại vụ bộ, có địa vị cao hơn cả các bộ khác. Chức này không có số quan viên cố định.
- Đại thần: lấy Quân cơ đại thần kiêm.
- Đại thần thượng hành tẩu.
- Tổng biện chương kinh.
- Bang biện chương kinh.
- Chương kinh.
QUAN CHẾ ĐỊA PHƯƠNG
1/ Tổng đốc hạt khu.
Tổng đốc: Chánh Nhị phẩm (nếu là người được gia hàm Thượng thư thì Tòng nhất phẩm). Đời Thanh đặt tất cả 8 Tổng đốc- Tổng đốc thường kiêm thêm Hữu độ ngự sử, nhiều khi gia hàm Binh bộ thượng thư; địa hạt quản lãnh từ một tỉnh đến vài ba tỉnh.
2/ Phủ viên:
- Tuần phủ: Tòng phẩm. Mỗi tỉnh 1 người. Làm quan đứng đầu tỉnh (trưởng). Tục thường gọi là “Phủ đài”.
3/ Học viện:
Để đốc học chính (Đề học sứ). Mỗi tỉnh 1 người, lấy các chức Thị lang, Kinh đường, Hàn lâm, Khoa đạo ở các bộ do Tiến sĩ xuất thân phái đi sung chức. Khi điều động đi sung, chức giữ chức nguyên phẩm hàm đảm nhiệm ở bộ. Tục gọi là “Học đài" mỗi nhiệm kỳ 3 năm.
4/ Thừa tuyên bố Chánh sứ ty:
- Tả bố Chánh sứ: Tòng nhị phẩm, quản lý công việc dân sự, tài chính của một tỉnh Tục gọi là “Phiên đài”.
5/ Đề hình án sát sứ ty.
- Án sát sứ: Tòng tam phẩm, quản lãnh công việc tư pháp của một tỉnh, tục gọi "Niết đài”.
6/ Đạo:
- Đạo viên: Chánh tứ phẩm. Có phân ra làm Thủ đạo, Tuần phủ đạo; ngoài ra còn có các Đạo chuyên chức như: Lương trữ đạo, Diêm pháp đạo. Tục xưng là “Đạo đài”.
7/ Phủ.
- Tri phủ: Tòng tứ phẩm.
- Đồng tri: Chánh ngũ phẩm.
- Thông phán: Chánh lục phẩm.
8/ Trực lệ Châu (Châu trực lệ).
- Tri Châu: Chánh ngũ phẩm (Địa vị của chức này tương đương với Tri phủ, trực thuộc Thừa tuyên bố Chánh sứ ty).
- Châu đồng: Tòng lục phẩm.
9/ Châu (Tân châu):
- Tri châu: Tòng ngũ phẩm.
- Châu đồng: Tòng lục phẩm.
- Châu phán: Tòng thất phẩm. Phàm những Huyện lớn mà việc nhiều thì đều thăng tương đương với Châu.
10/ Huyện:
Huyện có hai loại: có loại trực thuộc Phủ, có loại thuộc Trực lệ Châu.
- Tri huyện: Chánh thất phẩm.
- Huyện thừa: Chánh bát phẩm.
- Chủ bạ: Chánh cửu phẩm.
- Điển sử: Chưa được vào hàng có phẩm cấp; tùy lúc, tùy thời tổ chức; nếu huyện không có Thừa; Bạ thì cho kiêm. Đời Thanh không đặt ra chức Huyện ủy, lấy chức Điển sử nắm giữ quản lãnh công việc tù ngục ở huyện.
11/ Thinh:
Đồng tri, hoặc Thông phán : Thinh có phân biệt Trực lệ Thinh và Tán thinh. Chức này đặt ở những địa phương thuộc các dân tộc thiểu số hoặc những địa phương có tình hình đặc biệt.
NGUYỄN VĂN THỊNH
NGUYỄN KIM SƠN
(Khảo cứu, biên dịch)